Theo luật sư đại diện cho hai tiểu bang Oregon và Nebraska chia sẻ, khoản đền bù này đại diện cho thỏa thuận về quyền riêng tư giữa nhiều tiểu bang nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Có tới 40 tiểu bang cáo buộc gã khổng lồ thu thập dữ liệu về quyền riêng tư, theo dõi vị trí của người dùng sử dụng chúng để kiếm tiền quảng cáo.
“Trong nhiều năm qua, Google đã ưu tiên lợi nhuận hơn quyền riêng tư của người dùng”, ông Ellen Rosenblum, luật sư đại diện cho tiểu bang Oregon nói.
Kể cả khi người dùng tắt chức năng định vị trên Google, thì công ty vẫn có thể bí mật ghi lại toàn bộ hành trình di chuyển của họ và bán thông tin ấy cho các nhà quảng cáo.
Đây là vụ kiện thứ hai liên quan đến quyền riêng tư mà Google phải giải quyết với các tiểu bang Hoa Kỳ trong nhiều tháng qua. Vào tháng 10 vừa qua, gã khổng lồ công nghệ này đã phải chi trả 85 triệu USD để giải quyết một vụ tương tự khi luật sư của bang Arizona cũng cáo buộc hành vi theo dõi lừa đảo.
Trong vụ việc lần này, ngoài việc phải chi trả cho 40 tiểu bang số tiền 391,5 triệu USD, Google cũng đồng ý thực hiện một số biện pháp giúp người dùng tắt định vị và xóa dữ liệu. Đồng thời, công ty cũng hứa hẹn minh bạch hơn về loại và nguồn thông tin vị trí mình thu thập.
Tuy nhiên, nhờ vào cách thiết kế phần mềm mà gã khổng lồ này sẽ vẫn còn rất nhiều cách thu thập và lưu trữ hành trình của người dùng thông qua việc sử dụng thiết bị. Nói cách khác, việc “xóa lịch sử vị trí” không thu về kết quả gì.
Theo The Register, trong quá trình điều tra luật sư của các tiểu bang phát hiện ra rằng Google đã vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng của tiểu bang ít nhất là từ 2014. Họ đã thu thập thông tin bằng cách đánh lừa người tiêu dùng. Chính vì vậy, năm 2020, rất nhiều người đã đứng lên kiện Google, buộc gã khổng lồ dừng hành động đó lại.