September 19, 2023 | 10:28 GMT+7

Gucci mở cửa hàng dành riêng cho khách thượng lưu tại London

Minh Nguyệt -

Phương Tây có một câu ngạn ngữ: loại bỏ cái cũ, mang lại cái mới. Câu này đúng với trường hợp của Gucci, thương hiệu đã hoán đổi địa chỉ cửa hàng tại phố Old Bond truyền thống sang phố New Bond (London), chuẩn bị cho chương mới nhất của thương hiệu...

Ảnh: Wallpaper Magazine
Ảnh: Wallpaper Magazine

Tại Tuần lễ thời trang Milan vào ngày 22/9 tới, Sabato De Sarno – nhà thiết kế người Ý trước đây từng làm việc cho Valentino – sẽ trình làng bộ sưu tập đầu tiên của mình với tư cách là giám đốc sáng tạo của Gucci.

Mặc dù cửa hàng mới không phải do De Sarno thiết kế, nhưng vẻ hoành tráng xa xỉ của nó – sàn gỗ lát gỗ, các cột cổ điển đã được khôi phục, đường gờ và lò sưởi bằng đá cẩm thạch – báo hiệu một bước chuyển mình khỏi chủ nghĩa tối đa rườm rà, nhiều chi tiết của cựu giám đốc sáng tạo Alessandro Michele.

Sau hai năm khởi công sửa chữa, Gucci đã chính thức trở thành “hàng xóm” với Balenciaga, Burberry và Celine. Sở hữu diện tích rộng 1.934 mét vuông, cửa hàng mới khai trương này đánh dấu lần xuất hiện vào thời điểm quan trọng của nước Ý. Khi doanh số bán hàng của thương hiệu Ý đang bị đình trệ và chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành lâu năm Marco Bizzarri sẽ rời đi vào tháng 9. Giờ đây, quá trình tái thiết lập Gucci đang được tiến hành với đội ngũ lãnh đạo mới và sự mong đợi sâu sắc cho buổi trình diễn đầu tay của giám đốc sáng tạo Sabato de Sarno.

Khách hàng thượng lưu là “tiêu chuẩn” đầu tiên và bắt buộc để có thể bước vào không gian mới của Gucci. Không gian flagship này nằm trong một tòa nhà có giá trị lịch sử được xếp hạng Cấp II (chỉ mức độ cần bảo vệ đặc biệt), trước đây là phòng trưng bày nghệ thuật từ năm 1912.

Sau hai năm khởi công tu sửa, cửa hàng mới của Gucci đã khai trương vào ngày 5/9 vừa qua.
Sau hai năm khởi công tu sửa, cửa hàng mới của Gucci đã khai trương vào ngày 5/9 vừa qua.

Bước vào cửa hàng, khách hàng được tiếp đón ở không gian tầng trệt rộng rãi với những tủ trưng bày túi xách, trang sức cao cấp, trang phục ready-to-wear nữ, khăn lụa, giày… Những cây cột tròn tạo cảm giác xa hoa như những tòa lâu đài cổ kính. Trong khi đó, những bức tường màu canvas và sàn gỗ lát chữ V tối màu mang đến phong nền hoàn hảo cho các BST của Gucci. Một chiếc cầu thang ấn tượng dẫn đến tầng bày trí cẩn thận các thiết kế trang phục ready-to-wear nam, đồng hồ, phụ kiện da…

Từ nước hoa đến đồng hồ, các danh mục sản phẩm hấp dẫn của Gucci chờ đợi khách hàng tham quan ở 5 tầng còn lại, trong đó có 1 tầng dành riêng cho BST du lịch Gucci Valigeria. Tạo cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, nội thất tinh tế ở tầng này gợi liên tưởng đến một đoàn tàu cổ điển trang nhã. Kệ trưng bày các sản phẩm Valigeria mới nhất được tạo điểm nhấn bằng mô-típ đầu sư tử.

Gucci mở cửa hàng dành riêng cho khách thượng lưu tại London - Ảnh 1
Gucci mở cửa hàng dành riêng cho khách thượng lưu tại London - Ảnh 2
 

Ở tầng cao nhất là Gucci Salon đầu tiên của Châu Âu – một ý tưởng sáng tạo mới dành cho khách hàng VIP được giới thiệu tại Los Angeles vào tháng 4. Salon sẽ là nơi cung cấp các tác phẩm được đặt hàng. Theo Gucci, ý tưởng này nhằm tạo ra một bầu không khí của một “cửa hàng trang nhã” và từ đó mang lại “sự thân mật và thận trọng”. Salon này lấy cảm hứng từ 'Gucci Galleria', không gian được thành lập năm 1977 phía trên cửa hàng Gucci ở Beverly Hills, Los Angeles và khách hàng đi vào qua một thang máy bằng đồng và pha lê, mở bằng chìa khóa da đặc biệt.

Cửa hàng cũng gợi nhớ lại nguồn gốc của nó là một phòng trưng bày nghệ thuật - được mở lần đầu tiên vào năm 1913, với tuyển chọn các tác phẩm nghệ thuật rải rác khắp cửa hàng. Các tác phẩm mới sẽ được bổ sung trong thời gian tới, vì những gì Gucci thể hiện là mong muốn về một không gian “không ngừng phát triển”, phản ánh doanh thu của một phòng trưng bày nghệ thuật đương đại. Do đó, tác phẩm năm 1967 của nghệ sĩ người Argentina gốc Ý Lucio Fontana - lấy từ “Concetto Spaziale”, một loạt tác phẩm nghệ thuật đơn sắc nổi tiếng - sẽ được trưng bày tại Gucci Salon trong Tuần lễ Frieze vào tháng 10.

Gucci đã thuê tòa nhà này của Trophaeum Asset Management – một công ty sở hữu các dự án bất động sản xung quanh Phố Bond, Phố Albemarle và các vị trí đắc địa khác ở London. Công ty, được cho là đã trả 130 triệu bảng Anh để thuê địa điểm hấp dẫn này trên phố New Bond vào tháng 2 năm 2020 từ một công ty do chủ ngân hàng Joseph Safra kiểm soát. 

Ở tầng cao nhất là Gucci Salon đầu tiên của Châu Âu – một ý tưởng sáng tạo mới dành cho khách hàng VIP.
Ở tầng cao nhất là Gucci Salon đầu tiên của Châu Âu – một ý tưởng sáng tạo mới dành cho khách hàng VIP.

Vương quốc Anh hiện đang trải qua những tháng ngày “tranh cãi” giữa việc tiếp tục loại bỏ hay là hồi phục chính sách mua sắm miễn thuế. Cuộc tranh luận được khơi dậy bởi một chiến dịch do Sir Rocco Forte, chủ tịch của Rocco Forte Hotels dẫn đầu, được sự ủng hộ của CEO của 350 công ty, bao gồm Alexander McQueen, Victoria Beckham, Burberry, Mulberry, Liberty London, Harrods và Harvey Nichols.

Các nhà bán lẻ xa xỉ cho rằng việc tạo ra những con phố tấp nập và môi trường hấp dẫn cho du lịch Vương quốc Anh trong dài hạn phải là ưu tiên hàng đầu của chính phủ và mua sắm miễn thuế là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế mà họ rất cần.

Trong khi đó, Francesca Bellettini, người đã thành công dẫn dắt Saint Laurent với tư cách là chủ tịch và giám đốc điều hành từ năm 2013, giờ đây sẽ đảm nhận vai trò Phó giám đốc điều hành của Kering, với trọng tâm cụ thể là phát triển thương hiệu. Vị trí mới này sẽ cho phép bà hướng dẫn và chỉ đạo tất cả các Giám đốc điều hành thương hiệu trong tập đoàn, hướng họ đến các giai đoạn tăng trưởng tiếp theo được hoạch định trong chiến lược của họ.

Khả năng lãnh đạo đáng chú ý của bà Bellettini tại Saint Laurent, có lẽ là một trong những thương hiệu phát triển nhanh nhất trong giai đoạn hậu đại dịch và đã chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu đáng kể trong nhiệm kỳ của bà, giúp bà trở thành một nguồn tài nguyên quý giá cho toàn bộ danh mục thương hiệu của Kering. Động thái này cho thấy sự tin tưởng của công ty vào khả năng thúc đẩy việc mở rộng chiến lược của tất cả các thương hiệu cao cấp dưới sự kiểm soát của mình.

Phố New Bond của London là nơi hội tụ nhiều thương hiệu xa xỉ nổi tiếng.
Phố New Bond của London là nơi hội tụ nhiều thương hiệu xa xỉ nổi tiếng.

Theo các nhà phân tích, đây là thời điểm thích hợp để các thương hiệu xa xỉ đầu tư nâng cấp cửa hàng của họ để phục vụ những khách hàng “sang trọng thực sự” – định nghĩa chỉ dành cho những khách hàng chi tiêu các hóa đơn giá trị hơn 40.000 USD liên tục.

Bởi nhóm khách hàng khao khát luôn muốn mua những sản phẩm xa xỉ nhưng hiện tại họ buộc phải thắt chặt chi tiêu, nên doanh thu của tệp khách hàng này ngày càng giảm. Mà những khách hàng sang trọng thực sự thì vẫn không ngừng chi tiền, nhưng họ không muốn mua sắm cùng những khách hàng bình thường khác trong một cửa hàng, vì vậy nhu cầu cho những khu vực VIP càng ngày càng tăng.

Và đã có chứng minh rằng nếu thương hiệu có những không gian này trong cửa hàng của mình, nhà mốt sẽ tăng đáng kể mức chi tiêu của khách hàng vì họ cảm nhận được rằng mình đang được phục vụ tốt hơn. 

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate