Với tổng sức mua bất ngờ tăng mạnh trong năm 2016, khái niệm bão hòa
có vẻ như đang bị “đánh đố” trên thị trường xe máy Việt Nam.
Báo
cáo mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cho
biết, trong năm 2016, tính riêng 5 nhà sản xuất xe máy lớn nhất đã bán
ra thị trường trên 3,12 triệu chiếc, tăng đến 9,5% so với 2015.
Trong đó, tổng sản lượng bán hàng của “ngũ đại gia” nói trên riêng trong giai đoạn nửa cuối năm 2016 đạt gần 1,7 triệu chiếc.
Bão hòa mới trên... lý thuyết
Mặc
dù chưa có con số thống kê chính thức nhưng theo ước tính, tổng dung
lượng thị trường xe máy Việt Nam năm 2016 rơi vào khoảng 3,2 triệu
chiếc.
5 nhà sản xuất xe máy lớn nhất Việt Nam đồng thời cũng là
thành viên chính thức của VAMM gồm Honda, Piaggio, Yamaha, Suzuki và
SYM. Hiện tại, Honda đang cung cấp ra thị trường tổng cộng 14 mẫu xe,
Piaggio cung cấp 9 mẫu xe, Yamaha 13 mẫu xe, Suzuki 6 mẫu xe và SYM 12
mẫu xe.
Bên cạnh vị trí thị trường lớn thứ 4 thế giới, Việt Nam
hiện cũng đang là một trong những trung tâm sản xuất xe máy lớn nhất thế
giới. Trong đó, Honda và Piaggo đang là hai hãng xe thực hiện mạnh mẽ
nhất mục tiêu xuất khẩu.
Nếu như Piaggio xác định Việt Nam là
trung tâm sản xuất của châu Á thì thậm chí, Honda đã bắt đầu xuất khẩu
một số mẫu xe ngược về Nhật Bản hoặc sang châu Âu.
Thế nhưng, con số thống kê bán hàng nêu trên còn cho thấy một khía cạnh đáng lưu tâm khác.
Theo
thống kê, tổng lượng môtô, xe máy lưu hành tại Việt Nam tính đến cuối
năm 2016 vào khoảng trên 45 triệu chiếc. Tức là, trung bình cứ hai người
dân bất kỳ ở lứa tuổi nào đều sở hữu một chiếc môtô, xe máy.
Năm
2014, khái niệm bão hòa của thị trường xe máy gần như từng được “đóng
đinh” khi hai yếu tố quan trọng nhất được kết hợp với nhau. Đó là số
lượng xe lưu hành đạt 39 triệu chiếc và tổng sản lượng bán hàng sụt giảm
từ hơn 3 triệu chiếc xuống còn khoảng 2,8 triệu chiếc.
Lưu ý là
theo nghiên cứu, ngưỡng bão hòa của thị trường xe máy Việt Nam chính
thức chạm tới khi tổng lượng xe lưu hành đạt 30 triệu chiếc. Có nghĩa,
về mặt lý thuyết, ngưỡng bão hòa đã bị thị trường xe máy lớn thứ 4 trên
thế giới vượt qua từ lâu.
Tuy nhiên, thực tế dường như lại đang chứng minh khái niệm bão hòa đối với thị trường xe máy Việt Nam cũng vẫn là để… tham khảo.
Lối mới của thị trường
Nếu
trừ đi số lượng không hề nhỏ những người dân không đủ khả năng hoặc
điều kiện sử dụng xe máy như người lớn tuổi và trẻ em, thì tỷ lệ tăng
trưởng sản lượng bán hàng ra thị trường năm vừa qua (và nhiều khả năng
còn tiếp tục trong năm 2017) sẽ đi về đâu?
Bởi lẽ, với lượng xe
lưu hành hiện tại, với trung bình hai người dân sở hữu một xe máy, về cơ
bản, nhu cầu sử dụng của những người dân đủ điều kiện sử dụng đã được
lấp đầy.
Để phá ngưỡng và tiếp tục tăng trưởng, ngành công nghiệp
xe máy Việt Nam dường như đã và đang tìm được lối rẽ khác, dù là nhỏ.
Có thể hình dung giống như con đường lớn khi đã hết diện tích dành cho
xe lưu thông thì lượng xe dư ra buộc phải tìm những con ngách nhỏ.
Ở
thị trường xe máy, khi nhu cầu sử dụng hằng ngày đã được lấp đầy, người
tiêu dùng bắt đầu mở rộng sang các loại xe ít phổ thông với vai trò là
phương tiện thứ hai. Đây cũng là lý do để các nhà sản xuất và phân phối
phát triển các thị trường ngách là các loại xe thời trang hay môtô phân
khối lớn.
Thực tế trên thị trường cũng cho thấy, trong vài ba năm
trở lại đây, các dòng sản phẩm xe máy thời trang và môtô phân khối lớn,
dù dung lượng nhỏ song cũng rất phát triển.
Bản thân các hãng xe
phổ thông như Honda, Yamaha hay Suzuki cũng đang tấn công mạnh mẽ vào
“lối nhỏ” này. Điển hình là một số dòng sản phẩm như Honda SH, Yamaha R3
và FZ150i, Suzuki NineT và S1000R… Riêng với Piaggio, xe máy thời trang
vốn dĩ là chủ lực của thương hiệu đến từ Italia.
Đây cũng là
mảng thị trường mà hiện tại nhiều thương hiệu đang chiếm lĩnh như
Ducatti, BMW Motorrad, KTM, Sachs, Kawasaki hay sắp tới có thể thêm Moto
Guzzi…
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.
VnEconomy is not responsible for the translation.
Google translate