September 07, 2024 | 09:02 GMT+7

Hải Phòng lên kịch bản sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 3

Nguyễn Hiền -

Tối ngày 6/9, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức cuộc họp nhằm thống kê, rà soát lại tất cả các công việc liên quan đến việc phòng, chống cơn bão số 3, kiểm tra tình hình thực hiện phương châm “4 tại chỗ” tại một số xã, phường, quận, huyện trên địa bàn thành phố...

Hải Phòng chuẩn bị ứng phó với bão số 3
Hải Phòng chuẩn bị ứng phó với bão số 3

Để ứng phó với bão Yagi, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hải Phòng đã xây dựng kịch bản chi tiết và đưa ra các phương án cụ thể, nhằm giảm thiểu sự tác động của bão đến các địa phương.

Theo đó, dự kiến từ 12h-18h ngày 07/9, bão sẽ đổ bộ vào đất liền, thành phố Hải Phòng sẽ thực hiện phương châm: “Người, phương tiện đang ở đâu ở nguyên tại chỗ, đảm bảo an toàn”.

Trường hợp 1, tâm bão không đổ bộ trực tiếp vào địa bàn thành phố, nhưng do chịu ảnh hưởng của bão, trênđịa bàn thành phố có mưa to, gió lớn kết hợp triều cường, gây ngập úng tại một số địa phương ven biển như: Cát Hải, Đồ Sơn, Dương Kinh, Hải An, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thủy Nguyên. Khi đó, thành phố sẽ cử lực lượng theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa bão, nắm chắc tình hình, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp ứng phó với bão.

Trường hợp thứ 2, bão đổ bộ trực tiếp vào Hải Phòng, khi đó thành phố sẽ chịu ảnh hưởng của mưa to, gió lớn, triều cường, nước biển dâng; ngập lụt, sạt lở đê tại một số khu vực xung yếu. Lực lượng xử trí tình huống ban đầu: Các địa phương huy động lực lượng phương tiện vật tư, trang thiết bị tại chỗ (rọ đá, cọc, dây, bao…)tổ chức gia cố đê điều điều, khắc phục sự cố, giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Về nhiệm vụ cụ thể của các sở ngành, địa phương, đơn vị, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hải Phòng nêu rõ: Các sở ngành thành phố có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng, Công an thành phố, tham mưu cho thành phố làm tốt công tác chuẩn bị phòng chống, bãotheo nhiệm vụ của từng ngành.

Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Công an thành phốphân luồng giao thông trên biển, trên bộ, bảo đảm giao thông cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ phối hợp với Công ty Môi trường Đô thị, tiến hành cắt tỉa cây xanh, vệ sinh môi trường sau khi bão tan. Sở Y tế cần chuẩn bị sẵnsàng lực lượng xe cứu thương, đội ngũ nhân viên y tếđể cấp cứu người bị thương do mưa bão gây ra. Sở Công thương cần ổn định hàng hóa, đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân trong suốt thời gian diễn ra mưa bão.

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng về phòng, chống cơn bão Yagi, trong sáng ngày 06/9, các quận Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng, Kiến An đã thành lập các đoàn đi vận động người dân ở khu chung cư cũ chuẩn bị di dời đến nơi trú ẩn an toàn, trước khi bão số 3 đổ bộ. Từ 12h trưa cùng ngày, các quận đã bắt đầu thực hiện việc đi dời 5.400 hộ dân ra khỏi khu vực chung cư xuống cấp và nhà nguy hiểm.

Theo báo cáo của lãnh đạo các quận tại cuộc họp vào lúc 19 giờ, số hộ dân đã di dời đến vùng tránh trú an toàn mới chỉ đạt khoảng 10%. Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo, sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế và xử lý hành chính đối với những người dân không thực hiện di dời trước 20h ngày 06/9, để đảm bảo tinh thần “tuyệt đối không để xảy ra thiệt hại về người” trước cơn bão số 3.

Sau khi kiểm tra thực địa, nghe báo cáo của các sở, ngành, quận huyện trên địa bàn thành phố, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu ghi nhận, các địa phương đã chủ động, tích cực trong công tác phòng,chống bão số 3.

Ông Châu nhấn mạnh đây là cơn bão có cường độ rất mạnh nên các cấp, ngành, địa phương và nhân dân thành phố không được chủ quan, lơ là, tinh thần chống bão như chống dịch, cần “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động người dân di dời khỏi nơi nguy hiểm, xử lý nghiêm các hành vi không chấp hành các chỉ đạo, điều hành trong phòng, chống bão của các cơ quan chức năng. Đồng thời, tập trung toàn bộ lực lượng, phương tiện, vật tư để chống bão.

Các địa phương cần xây dựng các kịch bản, tình huốngbão có thể xảy ra, dự báo các tình huống xấu nhất để có giải pháp ứng phó kịp thời, khẩn trương đưa người dânđến các khu vực an toàn, không được để thông tin liên lạc bị ngắt quãng. Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông gắn với hình ảnh minh họa sinh động, nâng cao ý thức không chủ quan trước bão, bảo đảm an ninh trật tự cho người dân cả ở nơi chuyển đi và nơi chuyển đến; theo dõi, cung cấp đủ nguồn hàng hoá,lương thực, thực phẩm cho người dân và có kế hoạch tổng vệ sinh dọn dẹp thành phố sau bão.

Kết luận tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, Trưởng Ban chỉ huyPhòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố, nhấn mạnh bão số 3 sẽ đổ bộ vàoHải Phòng với cường độ rất mạnh. Vì vậy, còn ít giờ trước giờ bão đổ bộ, các địa phương cần tập trung cao vào việc di dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, có thể áp dụng xử phạt hành chính hoặc cưỡng chế dịch chuyển với các hộ không chấp hành.

Đối với hai tàu lớn chưa được di chuyển nằm gần cầuKhuể ở khu vực huyện An Lão và Tiên Lãng, các lực lượng liên quan phải có biện pháp lai dắt, đưa tàu ra khỏi khu vực có thể chịu ảnh hưởng này.

Bên cạnh đó, các địa phương cần tích cực kiểm tra công tác phòng chống bão theo phương châm “bốn tại chỗ”, túc trực 24/24 giờ, chỉ đạo tập trung, thông tin liên lạc thông suốt, chuẩn bị mọi kịch bản có thể xảy ra, tuyệt đối không được có tư tưởng chủ quan trước cơn bão số 3.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate