September 23, 2023 | 07:00 GMT+7

Hải Phòng thu hút hàng loạt dự án đầu tư trong tháng 9

Trương Quốc Cường -

Ngày 22/9/2023 Ban Quản lý Khu kinh tế đã tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các Dự án đầu tư trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế Hải Phòng với tổng số vốn đăng ký đầu tư gần 1 tỷ USD...

Hải Phòng tiếp tục thu hút thành công nguồn vốn FDI lớn trong tháng 9/2023
Hải Phòng tiếp tục thu hút thành công nguồn vốn FDI lớn trong tháng 9/2023

Cụ thể, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được trao cho các dự án, gồm: Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao Ecovance của Tập đoàn SK (Hàn Quốc); Dự án có mục tiêu sản xuất vật liệu phân huỷ sinh học, sử dụng diện tích 32.089m2 tại Lô đất CN5.5G2, Khu công nghiệp Đình Vũ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. 

Bên cạnh đó, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điểu chỉnh tăng thêm 238 triệu USD cũng được trao cho Dự án sản xuất máy và thiết bị văn phòng của nhà đầu tư Kyocera Document Solutions Inc (Nhật Bản) tại Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, nâng tổng vốn đầu tư của Dự án lên 425 triệu USD. 

Ngoài ra, còn hàng loạt dự án khác có trị giá đầu tư khoảng 10 đến 15 triệu USD cũng được "ghi danh" trong dịp này. 

Năm 2023 Hải Phòng đặt nhiệm vụ thu hút đầu tư nước ngoài đạt 2 - 2,5 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ tính đến ngày 20/9/2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn Hải Phòng đã thu hút đạt gần 3 tỷ USD (đạt 120% kế hoạch năm, hoàn thành chỉ tiêu trước 4 tháng). 

Đồng thời, Hải Phòng cũng luôn bám sát chủ trương, chủ động lựa chọn thu hút đầu tư theo hướng hiệu quả và phát triển bền vững hợp lý, hiện đại.

Các ngành sử dụng nhiều lao động nhưng giá trị gia tăng thấp như sản xuất giầy dép, đóng tàu có xu hướng giảm dần tỷ trọng.  Những ngành sử dụng nhiều tài nguyên, tiêu thụ nhiều năng lượng như sản xuất vật liệu xây dựng (chủ yếu là sản xuất xi măng), sản xuất kim loại giảm nhanh tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. 

Các ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao như sản xuất hàng điện tử, điện gia dụng, sản xuất máy móc thiết bị, sản xuất hóa chất, cao su và plastic (sơn tàu biển, ống nhựa, dược phẩm và thiết bị y tế, lốp ô tô…) đã có sự phát triển đột phá và chiếm tỷ trọng cao. Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng qua các năm. 

Kết quả đó là minh chứng cụ thể phản ánh sự chuyển dịch các ngành công nghiệp trên địa bàn Hải Phòng, luôn bám sát mục tiêu dài hạn của thành phố trong thu hút đầu tư, với định hướng phát triển có chọn lọc ba trụ cột nền kinh tế gồm: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại.

Trong đó, Hải Phòng đặc biệt ưu tiên thu hút các dự án lớn theo bốn định hướng cụ thể gồm: chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững, có sự cam kết chuyển giao công nghệ. 

Đảm bảo đúng kế hoạch phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành, có tính liên kết theo chuỗi sản xuất, chuỗi hỗ trợ cung ứng hiện đại, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo đảm phát triển công nghiệp chủ lực hiện đại có tỷ trọng cao vừa phát triển đa dạng ngành nghề có lợi thế, hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. 

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate