Theo lý giải của Tổng cục Hải quan, các mặt hàng than, quặng và khoáng sản có mã HS thuộc các chương 25, 26 và từ nhóm 2701 đến 2704 của chương 27.
Trên cơ sở thống kê của Hải quan Việt Nam và nguồn số liệu từ “Cơ sở dữ liệu thương mại của Cơ quan Thống kê Liên hiệp quốc (UNCOMTRADE)” (số liệu của Trung Quốc do Hải quan Trung Quốc báo cáo) cho thấy có sự chênh lệch trong thống kê xuất khẩu hàng khoáng sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc của Hải quan Việt Nam với số liệu thống kê nhập khẩu của Trung Quốc.
Tuy nhiên, mức chênh lệch thấp hơn rất nhiều so với con số 5 tỷ USD, lần lượt là 133,4 triệu USD năm 2015 và 386,3 triệu USD năm 2014.
“Như vậy, theo số liệu của UNCOMTRADE thì tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa thuộc các chương 25, 26 và 27 có xuất xứ từ Việt Nam vào Trung Quốc chỉ đạt 253,7 triệu USD năm 2015 và 781,2 triệu USD năm 2014. Tổng cục đề nghị, cần phải làm rõ thêm con số chênh lệch 5 tỷ USD trong xuất khẩu khoáng sản”, Tổng cục Hải quan cho biết.
Tổng cục Hải quan cho rằng, việc chênh lệnh số liệu thống kê hàng hóa song phương giữa các nước theo các nguồn số liệu thống kê khác nhau là phổ biến và không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân chênh lệch số liệu đã được Tổng cục Hải quan phối hợp cùng Tổng cục Thống kê phân tích và báo cáo giải trình đến lãnh đạo các cấp.
Trong đó, hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến chênh lệch thống kê là do phương pháp thống kê nước đối tác giữa xuất khẩu (là nước hàng đến cuối cùng) và nhập khẩu (là nước xuất xứ hàng hoá); phạm vi hàng hóa đưa vào thống kê; cách xác định trị giá thống kê khác nhau giữa hàng hóa xuất khẩu (giá FOB) và hàng hóa nhập khẩu (giá CIF).
Bên cạnh đó, do buôn lậu, gian lận thương mại từ cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là ở các mặt hàng là quặng sắt, quặng titan, than đá… ở các tỉnh biên giới.
Bên cạnh đó, do buôn lậu, gian lận thương mại từ cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là ở các mặt hàng là quặng sắt, quặng titan, than đá… ở các tỉnh biên giới.