July 25, 2013 | 12:00 GMT+7

Hầu hết các “ông lớn” đều sai phạm về kê khai thuế

Từ Nguyên

Kết quả kiểm toán cho thấy có đến 23/27 tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có lãi nhưng hầu hết đều kê khai thuế chưa đúng

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Theo Kiểm toán Nhà nước, tổng nợ phải thu của 27 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2011 lên tới 54.133 tỷ đồng</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Theo Kiểm toán Nhà nước, tổng nợ phải thu của 27 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2011 lên tới 54.133 tỷ đồng</span>
Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra không ít các sai phạm trong việc quản lý cũng như thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty.

Tại buổi họp báo công bố báo cáo kiểm toán năm 2012 tổ chức sáng 25/7, Phó tổng kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái cho biết, năm 2011 các tập đoàn, tổng công ty chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, trong nước tăng trưởng chậm lại, lãi suất vẫn ở mức cao nhưng có đến 23/27 tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có lãi; 4 tập đoàn, tổng công ty thua lỗ trong đó có Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex).

Tuy nhiên, tình trạng tài chính và quản lý vốn, tài sản tại một số đơn vị vẫn còn nhiều tồn tại. Kiểm toán Nhà nước đã phải điều chỉnh giảm tổng tài sản, nguồn vốn 1.477 tỷ đồng, tổng doanh thu – thu nhập thuần 1.015 tỷ đồng, tổng chi phí 2.347 tỷ đồng và tăng lợi nhuận trước thuế 1.305 tỷ.

Tổng các khoản đầu tư tài chính của các tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán đến 31/12/20112 là 25.750 tỷ đồng, tuy nhiên hiệu quả đầu tư thấp, nhiều công ty liên doanh, liên kết thua lỗ, mất vốn, đơn cử như Công ty Xi măng Hạ Long thua lỗ 1.090 tỷ đồng, Công ty mẹ Habeco lỗ 195 tỷ đồng; 3 đơn vị của Vinaconex lỗ hơn 140 tỷ đồng…

Qua kiểm toán xác định được tổng nợ phải thu của 27 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2011 lên tới 54.133 tỷ đồng, chiếm 20,56% tổng tài sản. Nhiều doanh nghiệp nợ xấu vẫn cao, nợ thiếu cơ sở đảm bảo, cho vay trong khi phải đi vay…

Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện ra các khoản đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty vào lĩnh vực chứng khoán đều thua lỗ. Nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán chiếm 69,94% tổng nguồn vốn, cho thấy các đơn vị hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay và chiếm dụng vốn. Không những thế, một số đơn vị còn vi phạm quy định về mức độ huy động vốn, sử dụng vốn vay không hiệu quả, không bảo toàn được vốn…

Đặc biệt, đa số doanh nghiệp xác định, kê khai thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước chưa đúng, trong đó chủ yếu là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, buộc Kiểm toán Nhà nước phải kiến nghị tăng thu lên tới hơn 491 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán đang quản lý và sử dụng diện tích đất đai lớn, nhưng nhiều diện tích đất chưa ký hợp đồng thuê hoặc chưa được giao quyền sử dụng đất. Nhiều doanh nghiệp sử dụng đất sai mục đích, không sử dụng gây lãng phí, xây dưng không đúng quy hoạch.

Đối với nội dung cổ phần hoá, đa số đều thực hiện chậm, quá trình triển khai còn sai sót trong xác định giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Qua kiểm toán 4 doanh nghiệp được cổ phần hoá trong năm 2012, Kiểm toán Nhà nước đều phải điều chỉnh giá trị doanh nghiệp và giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đơn cử như Công ty mẹ  - Tổng công ty Viglacera giá trị doanh nghiệp tăng thêm là 164 tỷ đồng, giá trị vốn nhà nước tăng thêm hơn 179 tỷ đồng;  Công ty mẹ Tổng công ty Xây dựng Hà Nội giá trị tăng thêm hơn 136 tỷ đồng…

Một số đơn vị đã được phê duyệt phương án cổ phần hoá nhưng việc  tái cơ cấu lại gặp khó khăn do vướng mắc trong xử lý tài chính và thoái vốn tại các doanh nghiệp thua lỗ.

Với kết quả trên, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị được kiểm toán thực hiện nghiêm túc kết luận của Kiểm toán Nhà nước, trong đó xử lý tài chính 14.710,8 tỷ đồng.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate