June 28, 2019 | 15:05 GMT+7

Hiện thực hóa các cam kết chống rác thải nhựa bảo vệ môi trường

Quang Trí

Theo Hiệp hội Bảo tồn đại dương, vấn nạn rác thải nhựa là một trong những thách thức môi trường lớn nhất thế giới

Đại diện Nestlé Việt Nam trao bảng tượng trưng tặng thùng rác hỗ trợ phân loại tại nguồn cho đại diện tỉnh Bạc Liêu.
Đại diện Nestlé Việt Nam trao bảng tượng trưng tặng thùng rác hỗ trợ phân loại tại nguồn cho đại diện tỉnh Bạc Liêu.

Theo Hiệp hội Bảo tồn đại dương, vấn nạn rác thải nhựa là một trong những thách thức môi trường lớn nhất thế giới, 5 nước đứng đầu gây ô nhiễm rác nhựa đều là các quốc gia châu Á, là: Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Thái Lan.

Riêng nước Mỹ thải ra 33,6 triệu tấn rác nhựa, chỉ 9,5% được tái chế. Ước tính, mỗi năm, hơn 300 triệu tấn đồ dùng nhựa được sản xuất và có hàng triệu tấn rác thải nhựa trôi nổi trên bề mặt các đại dương. Rác nhựa không chỉ huỷ hoại đời sống sinh vật biển mà còn ảnh hưởng đến nguồn hải sản con người tiêu thụ.

Mỗi một sản phẩm từ nhựa cần từ 20-1.000 năm để có thể phân hủy hoàn toàn.

Thống kê từ kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Environmental Science and Technology của các nhà khoa học Canada cho thấy một người đàn ông trưởng thành có thể "ăn" tới 52.000 hạt vi nhựa/năm. Cộng thêm tình hình không khí ô nhiễm chúng ta đang thở, con số đó tăng lên là 121.000 hạt, tương đương 320 hạt vi nhựa/ngày...

Trước vấn nạn rác thải nhựa đang đè nặng lên môi trường sống của cộng đồng, gây tác hại xấu cho xã hội, trong tháng 6, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động "Phong trào chống rác thải nhựa bảo vệ môi trường". Nỗ lực này nhằm kêu gọi các doanh nghiệp lớn thực hiện mục tiêu sử dụng 100% nhựa tái chế trong sản phẩm.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ đã có nhiều doanh nghiệp tại Tp.HCM đang tích cực tham gia phong trào và "nói không với rác thải nhựa" một cách rất thiết thực. Trong số các công ty ủng hộ sáng kiến này có những công ty trong ngành kinh doanh thực phẩm như Công ty TNHH Nestlé Việt Nam.

Nestlé Việt Nam hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động, bằng cách tham gia các hoạt động và hành động cụ thể, như việc ký cam kết thực hiện hàng loạt các mục tiêu lớn bao gồm:

Tái chế và tái sử dụng 100% bao bì sản phẩm tới năm 2025; 100% rác thải từ nhà máy được thu gom, phân loại tại nguồn; 100% các nhà máy không chôn lấp rác thải rắn ra môi trường; Tích cực hướng ứng tổ chức phát động phong trào thu gom chất thải nhựa sử dụng một lần và túi ni long khó phân hủy tại đơn vị.

Trong thông điệp kêu gọi toàn xã hội chung tay chống rác thải nhựa ở lễ ra quân toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đánh giá cao các mô hình, sáng kiến và hành động thiết thực để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, giảm thiểu phân loại rác, tái sử dụng, tái chế rác thải đến từ các tổ chức và cộng đồng xã hội và trao chứng nhận thành viên Liên minh chống rác thải nhựa cho Công ty Nestlé Việt Nam.

Trước đó, ngày 1/6, Nestlé Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức loạt hoạt động nâng cao nhận thức và hỗ trợ trang bị 140 thùng rác phân loại rác tại nguồn cho người dân và cho trường học tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nhân Ngày Môi trường thế giới và Ngày Biển đảo Việt Nam 2019 dưới sự chứng kiến của Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo UBND tỉnh tỉnh Bạc Liêu.

Trực thuộc tập đoàn Nestlé Thụy Sỹ, Nestlé Việt Nam cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn với các hoạt động tích cực trong lĩnh vực phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và giáo dục dinh dưỡng, thể chất, sống vui khỏe cùng người tiêu dùng trong gần 25 năm qua.

Năm 2018, tập đoàn đặt ra mục tiêu tái chế và tái sử dụng 100% bao bì sản phẩm đến 2025. Thực hiện cam kết này này, cho đến nay tất cả các nhà máy của Nestlé Việt Nam đã đạt mục tiêu "Không chất thải rắn ra môi trường".

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate