Ngày 18/2, theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 11/2- 17/2), trên địa bàn thành phố ghi nhận 78 trường hợp mắc sởi nâng tổng số ca mắc sởi từ đầu năm đến nay lên 192 trường hợp. Trong khi đó, 2 tháng đầu năm 2018, thành phố mới ghi nhận 22 trường hợp mắc sởi.Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch sởi đang gia tăng trên toàn cầu và đang được cân nhắc như là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. "Để chủ động phòng chống dịch bệnh này, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động trong việc vệ sinh môi trường khử khuẩn, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đồng thời đi tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng sởi," ông Hạnh nhấn mạnh.Để giúp bạn phòng ngừa trong giai đoạn dịch sởi hoành hành, hãy cập nhật những thông tin mới nhất về bệnh sởi qua phần hỏi – đáp dưới đây.Bệnh sởi lây như thế nào?Bệnh sởi lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện do virus có trong các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra không khí. Trẻ chưa có kháng thể chống sởi sẽ dễ dàng bị lây nhiễm bệnh sởi khi hít thở phải các hạt nước bọt này. Lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh, tuy vậy, trẻ cũng có thể nhiễm sởi nếu như để tay tiếp xúc với một bề mặt (sàn nhà, đồ chơi, khăn mặt, quần áo…) đã có nhiều virus sởi rồi sau đó đưa tay lên miệng hoặc mũi. Những trẻ mắc bệnh sởi có khả năng lây bệnh cho trẻ khác từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên cho đến thời điểm 4 ngày sau khi vết ban đầu tiên xuất hiện.Làm sao để sớm phát hiện bệnh sởi?Bệnh khởi phát sốt đột ngột trên 380C, mắt ướt, nhiều ghèn làm cho mắt bị kèm nhèm, viêm đường hô hấp trên (chảy mũi nước, ho) và có thể bị rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy). Đặc biệt, khi bệnh toàn phát, sốt rất cao có khi thân nhiệt lên tới 39 - 400C, thể trạng li bì, mệt mỏi nhiều. Khoảng 2 - 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên ở mặt trong má, đây là một dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai rồi lan ra mặt, mắt, cổ, thân mình và tứ chi trong vòng từ 1 - 2 ngày.
Cách phòng bệnh hiệu quả nhất?Chăm chỉ quét dọn nhà cửa sạch sẽ, lau nhà bằng dung dịch tiệt trùng mỗi ngày một lần để đảm bảo sạch sẽ, nhất là những khu vực trẻ nhỏ hay ngồi chơi, sờ tay vào như đồ chơi, nhà vệ sinh… Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày với nước ấm có pha các loại thảo dược như bồ kết, lá mùi, hạt mùi, lá trà xanh… vì đây là những loại thảo dược có tính sát khuẩn an toàn. Thay quần áo chăn ga mỗi ngày để đảm bảo sạch sẽ cho bé, nên giặt đồ và phơi ra ngoài trời nắng sẽ tốt hơn cả.Mỗi ngày 3 lần, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, làm sạch lưỡi cho bé bằng tưa lưỡi, tra thuốc muối sinh lý vào mắt mũi để vệ sinh sạch cho bé. Người lớn trong gia đình phải vệ sinh cá nhân mỗi ngày, thay quần áo thường xuyên và rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi tiếp xúc với trẻ.
Tiêm văcxin sởi sẽ không mắc bệnh sởi nữa?Khi tiêm văcxin sởi, đáp ứng miễn dịch tùy thuộc vào tuổi tiêm chủng, loại văcxin và đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe của từng người, chất lượng văcxin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng. Cũng như các văcxin khác, tiêm 1 mũi văc xin sởi đạt phòng ngừa 80 - 85%, tiêm đủ 2 mũi văcxin sởi cũng chỉ đạt hiệu quả khoảng 95%.Cách phòng tránh sởi cho trẻ em dưới 9 tháng?Không nên cho trẻ đến những chỗ tập trung đông người khi không cần thiết. Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ ốm nói chung, đặc biệt không cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân sởi hoặc nghi mắc sởi. Không cho trẻ đến nơi đang có dịch, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao. Người chăm sóc trẻ cũng không nên tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh sởi hoặc nghi sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi bế ẵm, chăm sóc trẻ.
Phòng và chữa sởi bằng Đông y có tốt không?Có nhiều chia sẻ truyền miệng kinh nghiệm phòng và trị sởi theo Đông y. Tuy nhiên, vì sởi là bệnh cấp tính nên không thể chỉ dùng một bài thuốc cụ thể nào đó để chữa, phải căn cứ vào từng giai đoạn bệnh để sử dụng bài thuốc thích hợp, chẳng hạn khi sởi mọc, lúc sởi bay hay sởi nghịch - tức có biến chứng. Với mỗi giai đoạn, thầy thuốc lại phải dựa trên triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân như sốt cao, ỉa chảy... để kê thuốc trị. Không những thế, trẻ ở từng độ tuổi khác nhau cũng sẽ được gia giảm vị thuốc, liều lượng tương ứng. Hơn nữa, trẻ nhỏ cơ thể rất yếu, lại khó uống thuốc đông y nên việc điều trị bằng thuốc nam, bắc cũng cần thận trọng.