May 17, 2021 | 16:25 GMT+7

Hơn 17,2 tỷ USD kiều hối đổ về Việt Nam trong năm 2020

Việt Nam thuộc top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất trong số các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình...

Việt Nam thuộc top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất trong số các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Việt Nam thuộc top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất trong số các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Trong báo cáo cập nhật dữ liệu kiều hối toàn cầu mới nhất vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, cơ quan này đã điều chỉnh ước tính lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 từ mức 15,7 tỷ USD của báo cáo trước đó, lên đến 17,2 tỷ USD. 

Top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất trong số các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình
Top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất trong số các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình

Như vậy, con số này tăng nhẹ gần 3% so với năm 2019 và thấp hơn mức tăng 6% tại các năm trước. Tuy nhiên, vẫn khả quan hơn so với loạt dự báo trước. Theo đó, Việt Nam thuộc top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất trong số các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Đồng thời, với lượng kiều hối chảy về tương đương 5% GDP năm 2020, Việt Nam cũng là quốc gia nằm trong nhóm 10 nước tại Đông Á – Thái Bình dương có tỷ trọng kiều hối trên GDP cao nhất. Các quốc gia đứng trên Việt Nam hầu hết đều là những nước rất nhỏ với dân số khoảng 1 triệu người trở xuống (ngoại trừ Philippines).

Được biết, trong năm 2019 và 2020, tuyến chuyển tiền từ Thái Lan về Việt Nam là 1 trong 5 tuyến kiều hối đắt đỏ nhất thế giới. Phí chuyển một khoản kiều hối tương đương 200 USD từ Thái Lan tới Việt Nam có thể lên đến 13% số tiền được chuyển.

10 nước nhận kiều hối nhất năm 2020 của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương
10 nước nhận kiều hối nhất năm 2020 của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Cũng theo báo cáo, nếu không tính Trung Quốc thì lượng kiều hối nhận về tại các nước thu nhập thấp và trung bình còn lớn hơn tổng mức đầu tư ngoài nước và nguồn viện trợ chính thức gộp lại. Điều này thể hiện rất rõ vai trò của nguồn tiền kiều hối đối với sự phát triển các khu vực này.

WB nhận định rằng kiều hối sẽ phục hồi vào năm 2021. “Ước tính, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ hồi phục và tăng 5,6% lên 470 tỷ USD trong năm 2021”, WB dự báo.

Ở một góc nhìn khác, hồi cuối tháng 4 vừa qua, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HOREA) đã công bố một báo cáo lý giải nguồn tiền khiến giá bất động sản tăng nhanh, trong đó có đề cập đến kiều hối.

Cụ thể, theo HOREA, trong 3 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng tín dụng bất động sản tăng 3%, tuy có tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung (2,93%) nhưng không quá bất thường. Một câu hỏi lớn được đặt ra là nguồn vốn đầu tư rất lớn làm cho thị trường bất động sản sốt nóng “bong bóng” hiện nay đến từ đâu?

“Chúng tôi nhận thấy, ngoài nguồn tiền nhàn rỗi, tiền để dành, vàng cất giữ trong dân, tiền chốt lời chứng khoán thì nguồn tiền kiều hối (khoảng 20% kiều hồi đầu tư vào bất động sản) cũng đang làm cho thị trường bất động sản nóng lên”, HOREA nhận định.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate