Ngày nay, người ta ước tính trong một nửa các trường hợp, kháng sinh được cho các bệnh gây ra bởi virus, trong khi kháng sinh là không cần khi nhiễm virus. Ít nhất 23.000 trường hợp tử vong đã xảy ra ở Mỹ vì kháng kháng sinh.Nguy cơ trên toàn cầuNgười ta đã cảnh báo về một "kịch bản tận thế" trong hai thập kỷ tới, trong đó những người tử vong vì nhiễm khuẩn phổ biến trong các hoạt động đơn giản "bởi vì chúng ta đã hết thuốc kháng sinh để chữa". Một đánh giá ước tính kháng kháng sinh sẽ trở thành "kẻ giết người" lớn nhất thế giới vào năm 2050, trừ khi một thế hệ thuốc kháng sinh mới có hiệu quả được ra đời.
Nhiều bệnh nhiễm khuẩn đang nhanh chóng trở thành kháng thuốc. Không thể tránh khỏi việc mỗi loại thuốc kháng sinh sẽ mất khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh theo thời gian. Đó là vì vi khuẩn, thông qua chọn lọc tự nhiên và thích nghi di truyền, trở nên kháng với thuốc kháng sinh.Siêu vi khuẩn kháng thuốc hiện đang chịu trách nhiệm cho 700.000 ca tử vong mỗi năm, có thể giết chết nhiều người hơn so với ung thư vào năm 2050.Tuy nhiên, chúng ta đang đẩy nhanh quá trình này một cách đáng kể bằng cách lạm dụng kháng sinh và thường xuyên dùng trong các chẩn đoán sai. Rõ ràng cần phải làm chậm sự phát triển của kháng kháng sinh, cũng như cần khẩn trương dành nhiều nguồn lực để nghiên cứu và phát triển các loại thuốc kháng sinh mới.
Cứu tinh "vi khuẩn chuyển gene ngang"?
Tháng 6 năm 2018 vừa qua, lần đầu tiên các nhà khoa học đã quan sát trực tiếp một loại vi khuẩn có thể thực hiện việc chuyển gene ngang. Một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra cảnh vi khuẩn biết "câu" DNA từ những vi khuẩn khác vừa mới chết để tiến hoá. Quá trình vi khuẩn kết hợp vật liệu di truyền mới từ một sinh vật khác vào DNA của chính nó để đẩy nhanh quá trình tiến hóa của nó được gọi là chuyển gene ngang. Cơ chế này trước đó đã từng được đưa ra như một giả thuyết đáng tin cậy về việc hình thành các loại vi khuẩn kháng kháng sinh."Chuyển gen ngang là một cách quan trọng để khả năng kháng kháng sinh di chuyển giữa các loài vi khuẩn, nhưng quá trình này chưa bao giờ được quan sát trước đây, vì các cấu trúc liên quan là rất nhỏ", nhà sinh vật học Ankur Dalia thuộc Đại học Indiana Bloomington (Mỹ) cho biết. Phát hiện mới này vô cùng quan trọng vì nó giúp con người hiểu được cơ chế hình thành khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn và đó cũng là cơ hội để các nhà khoa học tìm cách ngăn cản sự hình thành.
Thông thường, khi vi khuẩn chết, chúng tách ra và giải phóng DNA. Sau đó các vi khuẩn khác có thể bẫy DNA và kết hợp nó. Như vậy, nếu vi khuẩn chết có khả năng kháng kháng sinh, thì vi khuẩn bắt được DNA của con chết cũng phát triển tính kháng kháng sinh đó và lây lan sang con của chính nó. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu với hi vọng sẽ mở ra thêm những hiểu biết về chức năng thực thụ của vi khuẩn.
(Theo Sicence Alert)