Chính phủ Ireland vừa công bố một kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” mạnh tay như một điều kiện để nhận được gói giải cứu từ bên ngoài. Tới thời điểm này, các quan chức của châu Âu vẫn còn những ý kiến khác biệt về khả năng lan rộng của khủng hoảng nợ tại khu vực cũng như nguy cơ mà cuộc khủng hoảng này đặt ra cho đồng Euro.
Theo Reuters, ngày 24/11, Thủ tướng Ireland Brian Cowen đã công bố một kế hoạch cắt giảm chi tiêu công 15 tỷ Euro trong thời hạn 4 năm. Ngay lập tức, kế hoạch này đã nhận được sự chỉ trích quyết liệt từ dư luận Ireland vì những lo ngại liên quan tới khả năng tăng trưởng của kinh tế và đời sống của người dân trong thời gian tới. Bản kế hoạch được đưa ra chỉ vài tuần trước khi Chính phủ của Thủ tướng Cowen giải tán theo công bố cách đây ít ngày.
“Quy mô của cuộc khủng hoảng này đồng nghĩa với việc không ai có thể tránh được việc phải đóng góp vì sự phục hồi của nền kinh tế quốc gia”, ông Cowen phát biểu tại một cuộc họp báo.
Kế hoạch cắt giảm chi tiêu của ông Cowen bao gồm việc giảm hàng ngàn việc làm trong khu vực nhà nước, tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ năm 2013, và cắt giảm phúc lợi xã hội một khoản 2,4 tỷ USD trong thời gian từ nay tới năm 2014. Tuy nhiên, kế hoạch không đả động gì tới việc tăng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Ireland từ mức siêu thấp 12,5% hiện nay.
Hoan nghênh kế hoạch trên của Ireland, cao ủy các vấn đề tiền tệ và kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Olli Rehn nhận định: “Kế hoạch này đã tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa chi tiêu và nguồn thu”.
Tuy nhiên, nhiều người đã tỏ thái độ nghi ngờ về mức độ khả thi của kế hoạch trên, nếu xét tới những dự báo tăng trưởng kinh tế Ireland được đưa ra hồi đầu tháng này. Gói cứu trợ mà EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra chắc chắn sẽ đòi hỏi Chính phủ Ireland chứng minh được tính tin cậy của kế hoạch. Sau Hy Lạp, Ireland đang là “nạn nhân” mới nhất của cuộc khủng hoảng nợ trong khối 16 quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Hãng định mức tín nhiệm Standard & Poors cho rằng, Chính phủ Ireland đã quá lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế, và nhận định, kinh tế Ireland sẽ khó có thể tăng trưởng trong 2 năm tới. Hôm 23/11, Standard & Poors đã cắt giảm điểm tín nhiệm nợ công của Ireland và cho rằng, nước này có thể phải bơm thêm tiền cho các ngân hàng. Tỷ lệ thất nghiệp của Ireland hiện ở mức 14%, từ mức 4% cách đây vài năm.
Hiện đại diện của Ireland vẫn đang đàm phán với các quan chức của IMF và EU về các điều kiện nhận viện trợ. Thủ tướng Cowen cho biết, các bên liên quan chưa đạt được con số cuối cùng nào về gói giải cứu trên, nhưng nhiều khả năng giá trị của kế hoạch sẽ ở mức 85 tỷ Euro.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Slovakia, ông Ivan Miklos, đã bày tỏ lo ngại khả năng lan rộng của khủng hoảng nợ từ Ireland và Hy Lạp sang các quốc gia khác trong khối Eurozone. “Nguy cơ tan rã của Eurozone, hoặc ít nhất là khối này gặp trục trặc, là rất thực”, ông Miklos phát biểu.
Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ireland, ông Brian Lenihan, lại phủ nhận những rủi ro này. “Tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về việc Ireland sẽ không gây ra sự xáo trộn nghiêm trọng nào trong Eurozone”, ông Lenihan nói.
Ông Axel Weber, thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, ông tin là đồng Euro sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay, đồng thời mạng lưới an toàn tài chính mà các chính phủ trong khối tạo ra sẽ đủ sức ngăn chặn sự tấn công của giới đầu cơ vào đồng Euro. “Chúng ta phải làm tất cả để đảm bảo sự bề vững của đồng Euro”, ông Weber nói.
Trái phiếu chính phủ Ireland đã bị giới đầu tư bán tháo kể từ khi Thủ tướng Đức Angela Merkel hồi đầu tháng này đưa ra khả năng rằng các chủ nợ của Ireland trong tương lai có thể sẽ không được bồi hoàn 100% số tiền nếu khủng hoảng nợ tái diễn. Giá giao dịch của trái phiếu chính phủ Ireland kỳ hạn 10 năm hiện thấp hơn nhiều so với mệnh giá, trong khi lợi suất đã lên tới 9,23% - một mức lãi suất mà Dublin không thể phát hành trái phiếu mới.
Đồng Euro cũng đã liên tục giảm giá kể từ khi khủng hoảng nợ căng thẳng ở Ireland. Sau khi Dublin công bố kế hoạch thắt chặt chi tiêu vào ngày hôm qua, tỷ giá Euro cũng không thể khởi sắc.
Theo Reuters, ngày 24/11, Thủ tướng Ireland Brian Cowen đã công bố một kế hoạch cắt giảm chi tiêu công 15 tỷ Euro trong thời hạn 4 năm. Ngay lập tức, kế hoạch này đã nhận được sự chỉ trích quyết liệt từ dư luận Ireland vì những lo ngại liên quan tới khả năng tăng trưởng của kinh tế và đời sống của người dân trong thời gian tới. Bản kế hoạch được đưa ra chỉ vài tuần trước khi Chính phủ của Thủ tướng Cowen giải tán theo công bố cách đây ít ngày.
“Quy mô của cuộc khủng hoảng này đồng nghĩa với việc không ai có thể tránh được việc phải đóng góp vì sự phục hồi của nền kinh tế quốc gia”, ông Cowen phát biểu tại một cuộc họp báo.
Kế hoạch cắt giảm chi tiêu của ông Cowen bao gồm việc giảm hàng ngàn việc làm trong khu vực nhà nước, tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ năm 2013, và cắt giảm phúc lợi xã hội một khoản 2,4 tỷ USD trong thời gian từ nay tới năm 2014. Tuy nhiên, kế hoạch không đả động gì tới việc tăng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Ireland từ mức siêu thấp 12,5% hiện nay.
Hoan nghênh kế hoạch trên của Ireland, cao ủy các vấn đề tiền tệ và kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Olli Rehn nhận định: “Kế hoạch này đã tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa chi tiêu và nguồn thu”.
Tuy nhiên, nhiều người đã tỏ thái độ nghi ngờ về mức độ khả thi của kế hoạch trên, nếu xét tới những dự báo tăng trưởng kinh tế Ireland được đưa ra hồi đầu tháng này. Gói cứu trợ mà EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra chắc chắn sẽ đòi hỏi Chính phủ Ireland chứng minh được tính tin cậy của kế hoạch. Sau Hy Lạp, Ireland đang là “nạn nhân” mới nhất của cuộc khủng hoảng nợ trong khối 16 quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Hãng định mức tín nhiệm Standard & Poors cho rằng, Chính phủ Ireland đã quá lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế, và nhận định, kinh tế Ireland sẽ khó có thể tăng trưởng trong 2 năm tới. Hôm 23/11, Standard & Poors đã cắt giảm điểm tín nhiệm nợ công của Ireland và cho rằng, nước này có thể phải bơm thêm tiền cho các ngân hàng. Tỷ lệ thất nghiệp của Ireland hiện ở mức 14%, từ mức 4% cách đây vài năm.
Hiện đại diện của Ireland vẫn đang đàm phán với các quan chức của IMF và EU về các điều kiện nhận viện trợ. Thủ tướng Cowen cho biết, các bên liên quan chưa đạt được con số cuối cùng nào về gói giải cứu trên, nhưng nhiều khả năng giá trị của kế hoạch sẽ ở mức 85 tỷ Euro.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Slovakia, ông Ivan Miklos, đã bày tỏ lo ngại khả năng lan rộng của khủng hoảng nợ từ Ireland và Hy Lạp sang các quốc gia khác trong khối Eurozone. “Nguy cơ tan rã của Eurozone, hoặc ít nhất là khối này gặp trục trặc, là rất thực”, ông Miklos phát biểu.
Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ireland, ông Brian Lenihan, lại phủ nhận những rủi ro này. “Tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về việc Ireland sẽ không gây ra sự xáo trộn nghiêm trọng nào trong Eurozone”, ông Lenihan nói.
Ông Axel Weber, thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, ông tin là đồng Euro sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay, đồng thời mạng lưới an toàn tài chính mà các chính phủ trong khối tạo ra sẽ đủ sức ngăn chặn sự tấn công của giới đầu cơ vào đồng Euro. “Chúng ta phải làm tất cả để đảm bảo sự bề vững của đồng Euro”, ông Weber nói.
Trái phiếu chính phủ Ireland đã bị giới đầu tư bán tháo kể từ khi Thủ tướng Đức Angela Merkel hồi đầu tháng này đưa ra khả năng rằng các chủ nợ của Ireland trong tương lai có thể sẽ không được bồi hoàn 100% số tiền nếu khủng hoảng nợ tái diễn. Giá giao dịch của trái phiếu chính phủ Ireland kỳ hạn 10 năm hiện thấp hơn nhiều so với mệnh giá, trong khi lợi suất đã lên tới 9,23% - một mức lãi suất mà Dublin không thể phát hành trái phiếu mới.
Đồng Euro cũng đã liên tục giảm giá kể từ khi khủng hoảng nợ căng thẳng ở Ireland. Sau khi Dublin công bố kế hoạch thắt chặt chi tiêu vào ngày hôm qua, tỷ giá Euro cũng không thể khởi sắc.