Mới đây, Italy đã thông báo rằng quốc gia này có kế hoạch tăng thuế đối với lợi nhuận vốn từ Bitcoin (tiền lãi) lên 42%, tăng từ mức 26% như hiện tại. Lợi nhuận vốn là khoản lãi kiếm được từ việc bán tài sản tiền mã hóa với giá cao hơn số tiền đầu tư ban đầu.
Chính phủ của Thủ tướng Giorgia Meloni đã đưa ra quyết định khi người dùng Bitcoin tại quốc gia này ngày một tăng và cho rằng điều này có thể giúp giảm thâm hụt tài chính và xa hơn nữa là giúp ổn định nền kinh tế Italy.
YTALY TRỞ THÀNH MỘT TRONG NHỮNG QUỐC GIA ĐÁNH THUẾ CAO NHẤT VỚI LÃI THU TỪ BITCOIN
Thông báo này được đưa ra khi Liên minh Châu Âu chuẩn bị triển khai Quy định về thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA) vào cuối năm nay. Những nỗ lực trước đây của các quốc gia khác nhằm đánh thuế tài sản kỹ thuật số đã phải đối mặt với nhiều thách thức khi các nhà đầu tư chuyển sang nền tảng nước ngoài để tránh mức thuế cao.
Italy đang điều chỉnh các quy định về tiền điện tử của mình với khuôn khổ MiCA của EU, nhằm mục đích thiết lập một hệ thống quản lý thống nhất tập trung vào tính minh bạch và bảo vệ người tiêu dùng trong thị trường tiền điện tử.
Hiện tại, thu nhập từ tiền điện tử trên 2.000 euro (2.171 USD) bị đánh thuế 26% ở Ý và đã được áp dụng từ 2023 đến nay, được phân loại là thu nhập khác. Ngoài ra, thu nhập từ các hoạt động như khai thác hoặc bán các token không thể thay thế (NFT) có thể phải chịu thuế thu nhập ở mức từ 23% đến 43%.
Một trong những lý do chính cho việc tăng thuế này là do Chính phủ Italy cần tăng thu ngân sách trong bối cảnh hiện nay. Thuế 42% đối với Bitcoin là một bước đi táo bạo của Italy, cho thấy rằng tiền điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Thuế 26% áp dụng cho lợi nhuận từ việc chuyển đổi tài sản tiền điện tử thành euro, giao dịch NFT lấy tiền điện tử hoặc sử dụng tài sản tiền điện tử để mua hàng hóa hoặc dịch vụ.
Khi thông báo này được đưa ra, thị trường tiền điện tử hầu như không phản ứng quá mạnh khi Bitcoin vẫn được giao dịch quanh ngưỡng 67.758 USD.
Tin tức này được đưa ra đồng thời với kế hoạch ngân sách dự thảo (DBP) mới được tiết lộ của Ý, nhằm mục đích huy động khoảng 4 tỷ euro (4,35 tỷ USD) vào năm 2025 - tương đương khoảng 0,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia. Dự thảo kế hoạch ngân sách nêu ra một loạt các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt tài chính của đất nước và duy trì các dịch vụ công trong dài hạn.
Với lần tăng thuế này, Italy giờ đây sẽ được xếp hạng trong số các quốc gia bị đánh thuế cao nhất trên thế giới về lãi thu được từ Bitcoin. Kế hoạch mới này dự kiến sẽ lan rộng đến các ngành nghề khác bao gồm các ngân hàng, sản phẩm bảo hiểm và giấy phép kinh doanh trò chơi trên toàn quốc.
VÌ SAO ITALY THẬT SỰ CẦN TĂNG THUẾ BITCOIN?
Một trong những lý do chính cho việc tăng thuế này là do Chính phủ Italy cần tăng thu ngân sách trong bối cảnh hiện nay. Mặc dù lạm phát đã giảm xuống dưới 1% trong tháng 9, Italy hiện vẫn đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc điều chỉnh chính sách tài khóa khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) xem xét cắt giảm lãi suất.
Chính phủ Ý có thể coi Bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác là nguồn thu nhập chịu thuế ngày càng tăng. Với việc giảm lạm phát, quốc gia này dự đoán đầu tư vào Bitcoin sẽ tăng mạnh trong thời gian tới vì các nhà đầu tư có thể tìm kiếm các khoản đầu tư mạo hiểm hơn nếu ECB giảm lãi suất.
Thuế 42% đối với Bitcoin là một bước đi táo bạo của Italy, cho thấy rằng tiền điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, biện pháp này có thể gây tác dụng ngược khi đẩy các nhà đầu tư sang các quốc gia khác có chế độ thuế nhẹ nhàng hơn. Tác động cuối cùng đến nền kinh tế Italy và vị thế của nước này trên thị trường tiền điện tử toàn cầu sẽ phụ thuộc vào cách cộng đồng đầu tư rộng lớn hơn phản ứng với các quy định mới trong thời gian tới.
Trên thực tế, Italy không phải quốc gia duy nhất đang “đau đầu” trong việc đánh thuế đối với nguồn lợi nhuận từ Bitcoin. Các quốc gia khác như Ấn Độ cũng phải vật lộn với những vấn đề tương tự.
Cụ thể, lợi nhuận từ giao dịch và khai thác tiền điện tử ở Ấn Độ đã phải chịu mức thuế cao kể từ tháng 4/2022. Tất cả thu nhập từ tiền mã hóa và tài sản kỹ thuật số ở Ấn Độ bị đánh thuế 30%, cùng với 1% bổ sung được tính dưới dạng thuế khấu trừ tại nguồn (TDS) cho mỗi giao dịch trên 121 USD.
Ngay sau đó, các sàn giao dịch tại Ấn Độ đều chịu sụt giảm nghiêm trọng về các chỉ số như lượt tải xuống ứng dụng, lưu lượng truy cập trang web và khối lượng trao đổi.
Trên thế giới, một số quốc gia khác đã, đang, chuẩn bị áp dụng thu thuế đối với thu nhập từ Bitcoin bao gồm Nhật Bản (dự kiến 15 - 55%), Ấn Độ (30%), Hàn Quốc (20%), Brazil và Thái Lan (15%).