Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC-HOSE) vừa thông qua việc triển khai chào bán 250 triệu cổ phiếu cho 11 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Theo đó, HĐQT công ty đưa ra mức giá chào bán bán dự kiến bằng 80% giá đóng cửa bình quân của 30 phiên giao dịch liên trước ngày chấp nhận hồ sơ đăng ký và không thấp hơn 16.200 đồng/cp. Thời gian chào bán dự kiến từ quý 1 đến quý 3/2025, sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Theo KBC, dựa trên nhu cầu vốn hiện tại, Kinh Bắc đặt giả định huy động được 6.250 tỷ đồng, tương ứng giá chào bán khoảng 25.000 đồng/cp. Công ty dự kiến dùng 6.090 tỷ đồng để cơ cấu các khoản nợ và còn lại 160 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động.
Đồng thời, Kinh Bắc đồng thời cũng công bố danh sách 11 nhà đầu tư dự kiến tham gia đợt chào bán riêng lẻ bao gồm CTCP Quản lý quỹ SGI (hơn 48,9 triệu cổ phiếu), Phạm Khánh Duy (39 triệu cổ phiếu), Nguyễn Hồng Nhung (35 triệu cổ phiếu); Nguyễn Hoàng Thanh Thanh (35 triệu cổ phiếu); Trình Bảo Duy Tân (38 triệu cổ phiếu), Nguyễn Hồng Nhung (35 triệu cổ phiếu), Nguyễn Hoàng Thanh Thanh (35 triệu cổ phiếu), CTCP Chứng khoán VPBank (20 triệu cổ phiếu)…
Tạm tính theo giá phát hành 25.000 đồng/cp, dự kiến SGI Capital bỏ ra 1.224 tỷ đồng để thực hiện giao dịch. Các cá nhân là Phạm Khánh Duy, Trình Bảo Duy Tân, Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Hoàng Thanh Thanh sẽ chi 3.675 tỷ đồng để mua số cổ phiếu này.
Chôt phiên ngày 15/11, cổ phiếu KBC đóng cửa ở mức 29.350 đồng/cp và với giá dự kiến phát hành là 25.000 đồng/cp và thấp hơn 15% so với giá thị trường.
Qua đó, VCSC kỳ vọng kế hoạch phát hành riêng lẻ sắp tới có thể hỗ trợ thêm cho việc triển khai các dự án trung và dài hạn của KBC, nhờ vào quỹ đất KCN và KĐT còn có thể kinh doanh lớn. Tuy nhiên, VCSC vẫn chưa đưa kế hoạch phát hành này vào dự báo và định giá của VCSC.
Trước đó, VCSC đã duy trì khuyến nghị "mua" đối với Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) và tăng 5% giá mục tiêu lên 37.700 đồng/cổ phiếu.
VCSC cho biết giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi được thúc đẩy bởi giả định giá bán trung bình (ASP) cao hơn cho khu đô thị (KĐT) Tràng Cát, phù hợp với giá bán tăng cao tại khu vực và được hỗ trợ bởi sự phát triển cơ sở hạ tầng sắp tới, với việc mở bán bắt đầu vào năm 2026 và (2) việc chúng tôi cập nhật giá mục tiêu từ giữa năm 2025 sang cuối năm 2025.
Ngoài ra, VCSC giảm 48%/27% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS năm 2024/25, chủ yếu do kỳ vọng lượng bàn giao đất khu công nghiệp (KCN) giảm và biên lợi nhuận gộp thấp hơn dựa trên KQKD 9 tháng đầu năm 2024 thấp hơn dự kiến. Tuy nhiên, VCSC tăng 4% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS năm 2026 do giả định ASP cao hơn cho KĐT Tràng Cát.
Bên cạnh đó, VCSC dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS năm 2024 sẽ giảm 75% YoY đạt 503 tỷ đồng, chủ yếu do diện tích bàn giao đất KCN dự kiến giảm 71% YoY còn 43 ha vì KBC có diện tích đất KCN sẵn sàng cho thuê hạn chế trong khi các dự án sắp tới của công ty đang hoàn thiện thủ tục pháp lý. VCSC cho rằng lợi nhuận quý 4/2024 sẽ được hỗ trợ bởi khoảng 13 ha backlog chưa ghi nhận từ việc bàn giao đất KCN.
Ngoài ra, VCSC dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS năm 2025 sẽ tăng mạnh 2,9 lần YoY đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, do diện tích bàn giao đất KCN và KĐT dự kiến cao hơn so với cùng kỳ năm trước, nhờ doanh số và lượng bàn giao dự kiến tại KCN Tràng Duệ 3 (TD3; hiện đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư) và KĐT Phúc Ninh và tiếp tục cho rằng KBC sẽ hưởng lợi chính từ sự dịch chuyển sản xuất toàn cầu sang Việt Nam, có khả năng tăng tốc trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump, với năng lực thu hút các công ty lớn như LG, Foxconn và Goertek.
VCSC cho biết rủi ro đối với quan điểm tích cực của VCSC là sự chậm trễ trong việc mở bán các dự án mới và/hoặc sự chậm trễ đầu tư từ các khách hàng tiềm năng; rủi ro pha loãng từ kế hoạch chào bán riêng lẻ của KBC.