Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (mã KDC-HOSE) vừa công bố chính
thức nâng tỷ lệ sở hữu tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt
Nam - Vocarimex (mã VOC-UPCoM) lên 51% vốn, hoàn tất thương vụ mà KDC đã
theo đuổi trong 3 năm qua.
KDC bắt đầu đầu tư vào
Vocarimex từ tháng 7/2014 với tỷ lệ 24% vốn trong đợt chào bán cổ phần
cho nhà đầu tư chiến lược.
Tại Đại hội cổ đông bất thường lần đầu của
Vocarimex, ba thành viên đến từ KDC đã tham gia vào Hội đồng Quản trị
gồm ông Trần Kim Thành - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Trần Lệ Nguyên và bà Nguyễn
Thị Xuân Liễu, trong đó ông Trần Kim Thành được bầu làm Chủ tịch Hội
đồng Quản trị Vocarimex.
Cũng tại đại hội đồng cổ đông lần này,
KDC không ngần ngại công bố tham nâng tỷ lệ sở hữu tại Vocarimex lên
51%. Bởi Vocarimex là doanh nghiệp sở hữu những công ty con và công ty
liên kết trong mảng dầu ăn với những thương hiệu nổi tiếng gồm Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An (mã TAC-HOSE), Công ty Cổ phần Dầu thực
vật Tân Bình (Nakydaco), Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè, Công ty Dầu
thực vật Cái Lân (Calofic).
Đến tháng 11/2016, KDC hoàn tất chào
mua 65% vốn tại Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An, ông Trần Lệ
Nguyên - Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KDC được bầu làm Chủ tịch TAC.
Và tháng 5/2017, KDC công bố hoàn tất việc nâng tỷ lệ sở hữu tại
Vocarimex lên 51%. Dự kiến, KDC sẽ hợp nhất kết quả kinh doanh với
Vocarimex trong nửa cuối năm 2017.
Nắm trong tay 51% Tổng công ty
Dầu thực vật Việt Nam và 65% Công ty Dầu thực vật Tường An và cùng các
công ty liên kết mà VOC đang chi phối thị trường dầu ăn và cục diện trên
thị trường dầu sắp tới sẽ có nhiều thay đổi.
Trong quý 1/2017,
sau khi hợp nhất kết quả kinh doanh với TAC, doanh thu của KDC đã tăng
đáng kể so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.250 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế
hợp nhất đạt hơn 30 tỷ đồng, tăng trưởng 10. Đây là thương vụ mà KIDO đã
theo đuổi trong 3 năm qua.
Tuy vậy, tham vọng của KDC trên thị
trường thực phẩm thiết yếu chưa dừng lại. Ông Trần Lệ Nguyên cho biết
Tập đoàn sẽ tiếp tục mua các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, OEM đối
với các đơn vị có thế mạnh về sản phẩm và phát huy tối đa lợi thế về
kênh phân phối, lợi thế qui mô và KDC cũng tiết lộ đang trong quá trình
thương lượng hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.
VnEconomy is not responsible for the translation.
Google translate