May 10, 2012 | 12:12 GMT+7

“Khoảng 100 doanh nghiệp nợ thuế đã bỏ trốn”

Văn Trường

Báo cáo sơ bộ từ các cục thuế địa phương cho thấy có khoảng trên dưới 100 doanh nghiệp nợ thuế đã bỏ trốn

Theo Bộ Tài chính, tính đến giữa tháng 3, tổng số doanh nghiệp nợ thuế hải quan quá hạn là 8.465 doanh nghiệp (tăng 6,04% so với thời điểm 31/12/2011).
Theo Bộ Tài chính, tính đến giữa tháng 3, tổng số doanh nghiệp nợ thuế hải quan quá hạn là 8.465 doanh nghiệp (tăng 6,04% so với thời điểm 31/12/2011).
Ngày 9/5, ông Hoàng Việt Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, qua báo cáo sơ bộ từ các cục thuế địa phương, có khoảng trên dưới 100 doanh nghiệp nợ thuế đã bỏ trốn.

Theo đại diện Tổng cục Hải quan, hiện một số địa phương vẫn đang tiếp tục tổng hợp phân loại báo cáo cụ thể theo từng danh mục doanh nghiệp và gửi báo cáo  sau.

“Căn cứ vào báo cáo của các cục hải quan địa phương gửi về Tổng cục Hải quan, đến nay có khoảng trên dưới 100 doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn, tập trung chủ yếu ở địa bàn phía Nam”, ông Cường cho biết.

Về tình trạng này, đại diện Tổng cục Hải quan cho rằng, trong bối cảnh hiện nay nợ đọng thuế đang là vấn đề nóng. Do quy định Luật quản lý thuế và Luật thuế xuất nhập khẩu trước đây có thời gian ân hạn cho các doanh nghiệp, nên có hiện tượng doanh nghiệp lợi dụng thời gian ân hạn, hưởng ưu đãi rồi bỏ trốn.

Trước đó, ngày 19/4/2012, tại công văn số 5280/BTC-TCHQ, Bộ Tài chính yêu cầu các cục thuế tỉnh, thành phố, cục hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện và báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan trước ngày 30/4/2012 kết quả rà soát và thực hiện việc gia hạn nộp thuế, nộp phạt đối với trường hợp di chuyển địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, đến nay, đã hết thời gian gửi báo cáo, còn nhiều cục thuế địa phương vẫn chưa gửi báo cáo thực hiện.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate