January 08, 2025 | 19:39 GMT+7

Khối ngoại bán ròng cổ phiếu công nghệ tại Việt Nam, một mã bị xả 230 tỷ

Thu Minh -

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 505.2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 246.2 tỷ đồng. Một cổ phiếu công nghệ bị bán ròng cao nhất 230 tỷ...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Có lẽ những số liệu tích cực về tăng trưởng kinh tế đã có độ trễ nhất định khi phản ánh lên thị trường chứng khoán. Diễn biến hôm nay ban đầu tiếp tục chịu ảnh hưởng của áp lực cắt lỗ, nhưng sau đó thị trường từ từ cân bằng được. Vn-Index chậm rãi đi lên, đóng cửa vượt tham chiếu thành công 4,07 điểm nữa về vùng giá 1.251 điểm dù trong phiên có lúc bốc hơi trên 7 điểm và tụt xuống mức 1239,47 điểm.

Sau thời gian bị ép mạnh, cổ phiếu đồng loạt được kéo lên, nhóm vốn hóa lớn như ngân hàng ghi nhận sự xuất sắc ở các cổ phiếu gồm TCB, VPB, CTG, LPB và VCB dù chỉ tăng nhẹ 0,11% nhưng đóng góp đáng kể cho thị trường. Chỉ tính riêng nhóm ngân hàng đã kéo hơn 1 điểm cho Vn-Index. Bất động sản cổ phiếu lội ngược dòng ở nhóm PDR, NVL, HDG, DIG, DXG, DXS.

Nhóm vốn hóa vừa có vận tải và bảo hiểm tăng mạnh. Riêng MVN bật tăng hết biên độ. Vận tải hàng không và biển gồm HVN, GMD, PVT, PHP, VSC tăng trung bình 2-3%. Nhóm nguyên liệu gồm thép, hóa chất phân bón cũng đảo chiều thành công xanh mướt mát như HSG, DGC, GVR, KSV, TVN, BMP.

Ở chiều ngược lại, viễn thông và phần mềm là hai nhóm hiếm hoi điều chỉnh lần lượt 1,94% và 1,23%. Khối ngoại bán ròng mạnh 445 tỷ đồng nhưng ảnh hưởng không còn lớn đến nhà đầu tư trong nước. Lượng hàng vẫn được giữ chặt trong tay không có bán tháo ồ ạt.

Việc VN-Index được neo giữ quanh vùng 1240 điểm và đẩy tăng ngược vượt 1250 điểm với thanh khoản rất thấp cho thấy áp lực bán trong vùng hỗ trợ này không nhiều.

Thanh khoản ba sàn hôm nay khớp gần 12.000 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 462.4 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 436.3 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Ngân hàng, Truyền thông. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: TCB, HDB, MSN, VHM, VGC, YEG, FUEVFVND, NKG, VPB, GVR.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Công nghệ Thông tin. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, STB, VTP, VNM, NLG, CTR, MWG, HPG, KDH.

Khối ngoại bán ròng cổ phiếu công nghệ tại Việt Nam, một mã bị xả 230 tỷ - Ảnh 1

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 516.5 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 277.7 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành Công nghệ Thông tin. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: FPT, NAB, SSI, NLG, VTP, VCI, STB, KDH, VNM, PVD.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 9/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Ngân hàng, Xây dựng và Vật liệu. Top bán ròng có: TCB, HDB, MSN, VHM, MBB, VGC, VCB, PAN, EVF.

Tự doanh mua ròng 455.9 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 404.8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 12/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Công nghệ Thông tin. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm MBB, FPT, STB, MWG, VPB, CTR, TCB, VHM, EVF, CTG. Top bán ròng là nhóm Hóa chất. Top cổ phiếu được bán ròng gồm FUEVFVND, NLG, E1VFVN30, HDG, DPR, TCH, PNJ, BMI, FUEDCMID, FUEVN100.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 505.2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 246.2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 11/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng có NAB, SSI, VCI, MBB, TCB, VPB, ACB, DBC, FPT, CMG. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bất động sản. Top mua ròng có HDB, VCB, DXG, CTR, BID, VNM, PAN, PNJ, CTG, BVH.

Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 2.154,3 tỷ đồng, tăng +39,4% so với phiên liền trước và đóng góp 18,2% tổng giá trị giao dịch.

Hôm nay là phiên giao dịch thứ 3 liên tiếp nhà đầu tư cá nhân bán thỏa thuận hàng chục triệu cổ phiếu KBC cho Tổ chức trong nước, với 23,9 triệu đơn vị tương đương 717 tỷ đồng được sang tay.

Ngoài ra còn có giao dịch sang tay 4,8 triệu đơn vị cổ phiếu PET (trị giá 118,1 tỷ đồng) và hơn 4,7 triệu đơn vị cổ phiếu NBB (trị giá 103,6 tỷ đồng) giữa các Tổ chức trong nước.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Ngân hàng, Xây dựng, Thép, Nuôi trồng nông & hải sản, Phần mềm, Chuyển phát nhanh trong khi giảm ở Bất động sản, Hóa chất, Thực phẩm, Bán lẻ, Vật liệu xây dựng & nội thất, Dệt may. Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate