VN-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 20/2025 tại 1.301,39 điểm, tăng 34,09 điểm tương đương +2,69% so với tuần trước, và thanh khoản tiếp tục cải thiện với giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân tăng 37,2%.
Sau hơn 6 tuần hồi phục kể từ nhịp điều chỉnh mạnh do lo ngại về rủi ro thuế quan đối ứng, VN-Index đã quay trở lại vùng 1.300 điểm. Tuy nhiên, đà tăng bắt đầu chững lại trong phiên thứ Sáu khi động lực thị trường suy yếu, đặc biệt là việc khối ngoại đảo chiều từ mua ròng mạnh sang bán ròng.
Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân trên HOSE đạt 21.620 tỷ đồng, tăng +17,8% so với bình quân 5 tuần trước đó.
Xét theo quy mô vốn hóa, thanh khoản cải thiện mạnh ở nhóm vốn hóa lớn VN30 nhờ giao dịch sôi động hơn ở nhiều cổ phiếu Ngân hàng. Do đó, tỷ trọng phân bổ dòng tiền áp đảo ở nhóm VN30 (56,4%) và ngược lại, giảm nhẹ ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.
Xét theo ngành, thanh khoản tiếp tục cải thiện trên diện rộng, trong đó tăng mạnh ở Ngân hàng và Chứng khoán - hai ngành có giá tăng vượt trội so với thị trường chung, lần lượt đạt +3,9% và +3,5%. Ngược lại, dòng tiền chững lại ở Bất động sản và giảm mạnh ở Dầu khí, Hàng không.
Tính trên 3 sàn, tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trong tuần 20/2025 đạt 26.523 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân phiên ở mức 23.459 tỷ đồng, tăng +36,8% so với tuần trước và +17,1% so với trung bình 5 tuần.
Xét theo phân loại nhà đầu tư, khối ngoại có 3/5 phiên mua ròng với tổng giá trị mua ròng đạt hơn 2,9 nghìn tỷ đồng, đánh dấu tuần mua ròng thứ 2 liên tiếp và là tuần mua ròng mạnh nhất kể từ giữa tháng 9/2022. Đây là động lực tăng điểm chính cho Vn-Index trong tuần vừa qua. Khoảng một nửa giá trị mua ròng của khối ngoại thuộc về Ngân hàng. Tiếp đến là Bán lẻ, Công nghệ thông tin, Hàng cá nhân, Thép, Chứng khoán.
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 2920.7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 3195.1 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Ngân hàng, Bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MBB, MWG, FPT, PNJ, VPB, CTG, SHB, NLG, HSG, BID.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, VCB, VRE, GEX, STB, VNM, SSI, HDB, DGC.

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 1184.2 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng 1274.6 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 5/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VHM, VCB, VRE, VIC, VPB, TCH, TCB, GEX, MSN, VPL.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 13/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Công nghệ Thông tin, Ngân hàng. Top bán ròng có: FPT, MBB, MWG, HSG, SHB, HPG, HHS, NLG, PNJ.
Tự doanh mua ròng 176.7 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 99.2 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 10/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần này gồm ACB, VPB, FPT, E1VFVN30, STB, SHB, CTG, VCI, FUEVFVND, HSG.
Top bán ròng là nhóm Xây dựng và Vật liệu. Top cố phiếu được bán ròng gồm MBB, CII, TCB, REE, EVF, PLX, DGW, CMG, VSC, GEX.
Nhà đầu tư tố chức trong nước bán ròng 1913.1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 2019.7 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng Top bán ròng có VPB, MWG, MBB, PNJ, FPT, CTG, VIC, TCH, VPL, SHB.
Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Thực phấm và đồ uống. Top mua ròng có VHM, VCB, VNM, HHS, STB, HPG, GEX, MSN, CII, TPB.
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào Ngân hàng, Chứng khoán, Thép, Bán lẻ,
Hàng cá nhân trong khi giảm ở Bất động sản, Công nghệ thông tin, Xây dựng, Thực phẩm, Hóa chất, Điện, Dầu khí, Hàng không, Vật liệu Xây dựng.
Tính theo quy mô giao dịch, thanh khoản tiếp tục cải thiện trên diện rộng, trong đó tăng mạnh ở Ngân hàng và Chứng khoán - hai ngành có giá tăng vượt trội so với thị trường chung, lần lượt đạt +3,9% và +3,5%. Ngược lại, dòng tiền chững lại ở Bất động sản và giảm mạnh ở Dầu khí, Hàng không.
Sức mạnh dòng tiền: Nhóm vốn hóa lớn VN30 hút dòng tiền trong tuần 20/2025, với tỷ trọng phân bổ áp đảo (56,4%), trong khi tỷ trọng này giảm nhẹ ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.
Xét theo khung tuần, tỷ trọng phân bố dòng tiền vào nhóm vốn hóa lớn VN30 là 56,4% - mức cao nhất trong 5 tuần. Ngược lại, tỷ trọng phân bổ giảm về mức 33,3% ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và 6,9% ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML.
Xét theo quy mô dòng tiền, thanh khoản cải thiện mạnh ở nhóm vốn hóa lớn trong tuần 20 này, với giá trị giao dịch bình quân phiên (chỉ tính khớp lệnh) đạt gần 12,2 nghìn tỷ đồng, tăng +4.597 tỷ đồng/+60,5% so với tuần trước. Đây cũng là nhóm có hiệu suất cao nhất trong tuần, với chỉ số VN30 tăng +2,4%, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng của Vn-Index 2,7%.
Tính theo quy mô giao dịch, thanh khoản tiếp tục cải thiện trên diện rộng, trong đó tăng mạnh ở Ngân hàng và Chứng khoán - hai ngành có giá tăng vượt trội so với thị trường chung, lần lượt đạt +3,9% và +3,5%. Ngược lại, dòng tiền chững lại ở Bất động sản và giảm mạnh ở Dầu khí, Hàng không.
Sức mạnh dòng tiền: Nhóm vốn hóa lớn VN30 hút dòng tiền trong tuần 20/2025, với tỷ trọng phân bổ áp đảo (56,4%), trong khi tỷ trọng này giảm nhẹ ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.
Xét theo khung tuần, tỷ trọng phân bố dòng tiền vào nhóm vốn hóa lớn VN30 là 56,4% - mức cao nhất trong 5 tuần. Ngược lại, tỷ trọng phân bổ giảm về mức 33,3% ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và 6,9% ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML.
Xét theo quy mô dòng tiền, thanh khoản cải thiện mạnh ở nhóm vốn hóa lớn trong tuần 20 này, với giá trị giao dịch bình quân phiên (chỉ tính khớp lệnh) đạt gần 12,2 nghìn tỷ đồng, tăng +4.597 tỷ đồng/+60,5% so với tuần trước. Đây cũng là nhóm có hiệu suất cao nhất trong tuần, với chỉ số VN30 tăng +2,4%, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng của VN-Index.