May 19, 2022 | 06:00 GMT+7

Không chỉ Ấn Độ, nhiều quốc gia khác cũng đang hạn chế xuất khẩu lương thực vì lo thiếu cung

Điệp Vũ -

Không chỉ lúa mì bị hạn chế xuất khẩu, nhiều nước còn áp lệnh cấm những mặt hàng lương thực và thực phẩm khác, khiến áp lực lạm phát toàn cầu càng tăng thêm...

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.

Ấn Độ mới đây tuyên bố cấm xuất khẩu lúa mì, trở thành quốc gia mới nhất hạn chế xuất khẩu lương thực trong bối cảnh giá lương thực toàn cầu leo thang do ảnh hưởng của chiến tranh Nga-Ukraine.

Cuộc chiến tranh đã khiến giá lúa mì thế giới tăng vọt, vì Nga và Ukraine là hai trong số những nước xuất khẩu lớn nhất mặt hàng này, chiếm khoảng 29% tổng xuất khẩu lúa mì toàn cầu – theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Phản ứng với lệnh cấm xuất khẩu lúa mì mà Ấn Độ đưa ra vào cuối tuần, giá lúa mì giao sau trên sàn Chicago Board of Trade ở Mỹ tăng khoảng 6% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai.

Diễn biến giá lúa mì toàn cầu từ đầu năm đến nay. Đơn vị: US cent/giạ.
Diễn biến giá lúa mì toàn cầu từ đầu năm đến nay. Đơn vị: US cent/giạ.

“Với giá thực phẩm vốn dĩ đã cao do những gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến Covid và tình trạng mất mùa do khô hạn trong năm nay, chiến tranh Nga-Ukraine xảy ra đúng vào một thời điểm tồi tệ trên thị trường lương thực toàn cầu”, một báo cáo hồi tháng 4 của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) ở Washington DC nhận định.

Theo PIIE, Nga và Ukraine nằm trong top 5 nước xuất khẩu lớn nhất của nhiều ngũ cốc và hạt lấy dầu quan trọng, như lúa mạch, hạt hướng dương và ngô.

Trước Ấn Độ, nhiều quốc gia khác đã áp hạn chế xuất khẩu lương thực. Ngoài Nga và Ukraine, những nước như Ai Cập, Kazakhstan, Kosovo và Serbia đều đã cấm xuất khẩu lúa mì.

Không chỉ lúa mì bị hạn chế xuất khẩu, nhiều nước còn áp lệnh cấm những mặt hàng lương thực và thực phẩm khác, khiến áp lực lạm phát toàn cầu càng tăng thêm. Trong số đó có những sản phẩm như dầu hạt hướng dương, dầu cọ và cả phân bón - mặt hàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Và không chỉ giá lương thực tăng, nguồn cung của nhiều mặt hàng lương thực cũng trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết.

Từ khi chiến tranh nổ ra, Ukraine không thể xuất khẩu lương thực, phân bón và dầu thực vật. Chiến sự khiến mùa màng ở nước này bị phá huỷ và việc gieo trồng cho vụ mới không thể tiến hành.

“Chừng nào chiến tranh còn tiếp diễn, nguy cơ khan hiếm lương thực -  đặc biệt là ngũ cốc và dầu thực vật - sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, khiến các quốc gia tìm đến các biện pháp hạn chế thương mại những mặt hàng này”, PIIE nhận định.

Cuối tuần vừa rồi, nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đã ra cảnh báo về khả năng xảy ra nạn đói toàn cầu nếu Nga không dỡ phong toả đối với số ngũ cốc Ukraine đang mắc kẹt ở các cảng biển Ukraine.

Dưới đây là danh sách những quốc gia đưa ra lệnh cấm xuất khẩu lương thực-thực phẩm kể từ khi chiến tranh Nga-Ukraine bắt đầu, theo dữ liệu của PIIE:

Không chỉ Ấn Độ, nhiều quốc gia khác cũng đang hạn chế xuất khẩu lương thực vì lo thiếu cung - Ảnh 1

Theo truyền thông Ấn Độ, Chính phủ nước này nói rằng lệnh cấm xuất khẩu lúa mì là để “đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”.

Tương tự, lý do mà Indonesia đưa ra khi cấm xuất khẩu dầu cọ là để đảm bảo nguồn cung trong nước của mặt hàng này. Indonesia chiếm hơn một nửa nguồn cung toàn cầu của dầu cọ - một thành phần quan trọng trong nhiều sản phẩm thực phẩm.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate