April 12, 2021 | 11:17 GMT+7

Khung cứng, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ vẫn trả lương cao

Kông Lý

Phải trả lại thị trường cơ chế tiền lương, doanh nghiệp xây dựng theo thang bảng lương của mình. Mỗi doanh nghiệp có một đặc thù riêng, mức trần đưa ra dựa trên căn cứ hoạt động doanh nghiệp và có gắn với tỷ lệ lợi nhuận trong kinh doanh

Chyện điều hành doanh nghiệp nhà nước sẽ không còn áp dụng theo “chỉ đạo” từ cơ quan quản lý nhà nước mà phải tôn trọng quản trị của doanh nghiệp.
Chyện điều hành doanh nghiệp nhà nước sẽ không còn áp dụng theo “chỉ đạo” từ cơ quan quản lý nhà nước mà phải tôn trọng quản trị của doanh nghiệp.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính cho rằng, đã đến lúc nhìn nhận lại khái niệm người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Người này chỉ ngồi ở vị trí của một người giám sát, không nên điều hành mọi việc như ban điều hành doanh nghiệp, không can thiệp vào quyết định đầu tư, chi trả lương thưởng của doanh nghiệp…

Như vậy, chủ sở hữu nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp không được quyền can thiệp vào các quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp. Liệu có an toàn cho đồng vốn nhà nước hay không?

Tôi (nhà nước) với vai trò chủ sở hữu vốn và đầu tư vào doanh nghiệp nên nhà nước được quyết định đầu tư vốn vào đâu và được giám sát việc sử dụng vốn như thế nào cho giá trị vốn gia tăng, phần gia tăng là của tôi.

Chúng ta phải hiểu, luôn có cơ chế để đảm bảo lợi ích 3 bên là doanh nghiệp, nhà nước và người lao động nên vẫn có quỹ đầu tư để tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp, tạo nguồn lực cho doanh nghiệp có thể đầu tư trong lúc thiếu vốn. Đó chính là vốn nước để lại tại doanh nghiệp.

Trách nhiệm của nhà nước là cấp đủ vốn điều lệ rồi, còn vốn đầu tư thêm mà nhà nước để lại doanh nghiệp là vốn ngoài vốn điều lệ, trên báo cáo tài chính ghi là vốn chủ sở hữu. 

Khung cứng, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ vẫn trả lương cao - Ảnh 1Mấu chốt của quản lý vốn là phải phân định rõ giữa quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Phải tách được chức năng của quản lý chủ sở hữu với quản trị và điều hành của doanh nghiệp.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính

Nhiều trường hợp vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ nên nhà nước có quyền để lại tại doanh nghiệp chia cho người lao động hoặc thu về ngân sách nhà nước, cái này luật đã quy định rõ. Đó là phân định quyền lợi sau thuế của nhà nước.

Hướng tới khái niệm về vốn nhà nước trong doanh nghiệp sẽ thay đổi. Khi nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thì phải coi như vốn nhà nước nằm ở doanh nghiệp và trở thành vốn của doanh nghiệp. Mấu chốt của quản lý vốn là phải phân định rõ giữa quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Phải tách được chức năng của quản lý chủ sở hữu với quản trị và điều hành của doanh nghiệp. 

Việc doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào và nay thành vốn doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn hiệu quả như thế nào thì ta phải dùng biện pháp quản lý giám sát qua các tiêu chí, hệ thống quản trị mà cơ quan chủ sở hữu yêu cầu doanh nghiệp làm.

Có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước "kêu" rằng, quyết định đơn giản nhất của ban lãnh đạo một doanh nghiệp là chi trả lương cao hơn cho cán bộ để giữ chân người tài hay chi trả lợi nhuận kinh doanh, tuy nhiên ở doanh nghiệp nhà nước phải xin ý kiến từ cơ quan quản lý nhà nước… Nếu không xin ý kiến, có thể bị đi tù?

Về cơ chế tiền lương thì phải theo thị trường, người quản lý nhà nước phải theo thang bảng lương quốc gia. Hiện chúng ta đang áp dụng cơ chế lương theo hoạt động của doanh nghiệp và quy chế của doanh nghiệp, trong đó người lao động có tiền lương theo năng suất lao động, năng suất lao động cao thì tiền lương lớn và không khống chế trần với tiền lương người sử dụng lao động đối, người quản lý doanh nghiệp...

Khung cứng bám sát theo khung khu vực nhà nước đưa ra, quy định trần tối thiểu và trần tối đa theo kết quả kinh doanh. Thực tế là những doanh nghiệp nhà nước thua lỗ vẫn được trần lương tối thiểu trong khi về nguyên tắc nếu đã thua lỗ thì 1 đồng cũng không được lấy.

Chúng ta phải trả lại thị trường cơ chế tiền lương, doanh nghiệp cần xây dựng theo thang bảng lương của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một đặc thù riêng, mức trần lương đưa ra căn cứ hoạt động doanh nghiệp và gắn với tỷ lệ lợi nhuận trong kinh doanh. 

Ví dụ hiện nay đang thí điểm cho Viettel, VNPT, Công ty Điều hành bay và ACV thực hiện lương theo cơ chế thị trường. Doanh nghiệp căn cứ hoạt động của mình trong 1 năm và tốc độ tăng trưởng, nếu đảm bảo tốc độ tăng trưởng liên tục thì được trích tỷ lệ nhất định trên doanh thu trừ chi phí và phần chênh lệch đó là tiền lương. Tự xác định thang bảng lương, tiếp tục hoạt động tốt thì lương rất cao, người lao động và quản lý không phải trông chờ vào thu nhập khác mà chỉ cần tiền lương là được.

Hiện nay đang áp dụng khung cứng, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lương vẫn cao, không lỗ thì chỉ cao hơn một tí nên không có động lực.

Như vậy, nhìn chung phần quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước sẽ được độc lập hoàn toàn so với hiện nay. Tuy nhiên, theo quy định, một cổ đông sở hữu một tỷ lệ vốn vượt quá khoảng 30 % thì có quyền tham gia vào quản trị điều hành doanh nghiệp. Vậy, với doanh nghiệp nhà nước thì quy định này như thế nào để đảm bảo tính độc lập của lãnh đạo doanh nghiệp?

Chúng ta phải trả lại thị trường cơ chế tiền lương, doanh nghiệp cần xây dựng theo thang bảng lương của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một đặc thù riêng, mức trần lương đưa ra căn cứ hoạt động doanh nghiệp và gắn với tỷ lệ lợi nhuận trong kinh doanh.

Câu chuyện điều hành doanh nghiệp nhà nước sẽ không còn áp dụng theo "chỉ đạo" từ cơ quan quản lý nhà nước mà phải tôn trọng quản trị của doanh nghiệp. Cụ thể là đại hội cổ đông sẽ bầu người có số phiếu cao vào Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên. 

Việc cử người ở đây phải là những người điều hành chuyên nghiệp, không phải chỉ là người đại diện vốn thông thường. Do đó, những người đại diện vốn được bầu vào điều hành doanh nghiệp là những người chuyên nghiệp, am hiểu ngành nghề, tránh việc đưa bất kỳ ai xuống làm chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc cũng được, miễn là người đại diện vốn.

Chúng ta phải theo thị trường, nếu đưa một người không hiểu gì về hoạt động doanh nghiệp thì có thể không đảm bảo hiệu quả. Phải thúc đẩy việc lựa chọn người tài vào điều hành doanh nghiệp nhà nước và phải chịu trách nhiệm với kết quả của mình theo cơ chế hợp đồng. Nếu làm đúng, đủ, thì được trả lương cao, ngược lại sẽ bị phạt. Khi xảy ra tất cả những thất thoát kinh doanh thua lỗ xử lý theo hợp đồng.

Thực tế hiện nay không ai dám thuê người tài làm lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, người giỏi không dám làm vì chưa làm rõ chức năng của chủ sở hữu vốn. Thậm chí, nếu kinh doanh thua lỗ là vi phạm pháp luật. 

Khái niệm người đại diện vốn là người ngồi ở vị trí người giám sát thôi chứ không hẳn điều hành mọi việc, như ban điều hành doanh nghiệp, không can thiệp vào quyết định của doanh nghiệp.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate