Kinh tế Nhà nước đã mất vai trò tiên phong, song doanh nghiêp tư nhân vẫn bị phân biệt đối xử, vẫn bị lép vế...
Đây chỉ là vài trong số rất nhiều nội dung được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức chiều 3/6.
Với chủ đề “Thách thức, giải pháp và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam” diễn đàn đã thảo luận 10 chủ đề, bao trùm 7 ngành và 3 lĩnh vực.
7 ngành nghề gồm: kinh tế số, nông nghiệp, dạy nghề, phân phối và Logistics, thị trường tài chính và huy động vốn, công nghiệp phụ trợ, năng lượng sạch và tiết kiệm năng lượng.
3 lĩnh vực bao gồm: hội nhập và toàn cầu hóa, khởi nghiệp và sáng tạo, cụm liên kết ngành.
Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Bùi Văn Quân cho biết cả 10 chuyên đề nói trên đã được lấy ý kiến tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Ban tổ chức đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các doanh nghiệp tư nhân tâm huyết và hoàn thành 10 dự thảo tuyên bố ngành.
Thời gian hạn hẹp không cho phép các tuyên bố được trình bày đầy đủ, nhưng diễn đàn đã bày tỏ đồng tình với các tuyên bố đã được chủ tịch các phiên chuẩn bị.
Nguy cơ tụt hậu
Tuyên bố về hội nhập và toàn cầu hoá đến từ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, ông Lê Phước Vũ.
Ông Vũ nêu vài con số sau 20 năm hội nhập. Đó là, xuất khẩu tăng 30 lần về giá trị tuyệt đối, nhưng GDP của Việt Nam chỉ tăng 9,8 lần, GDP bình quân đầu người tăng 7,7 lần. So sánh ba chỉ số đó cho thấy hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu thấp đến mức đáng lo ngại.
Cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển từ công nghiệp 22%, nông nghiệp 38% và dịch vụ 38% năm 1995 thành 42%, 20% và 38% tương ứng. Đồng thời sản lượng công nghiệp và xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 78% và 70% tương ứng.
Nhìn lại 20 năm đầu hội nhập, ông Vũ cho rằng khối doanh nghiệp Nhà nước đã từng chiếm vị thế áp đảo trong nền kinh tế, được ưu ái mọi mặt, với hy vọng tạo nên những quả đấm thép vì sự phát triển. Nhưng đến nay, khu vực kinh tế Nhà nước đã làm mất đi vai trò tiên phong từng được đặt lên vai họ.
Thay vào đó, Chính phủ chủ trương đẩy nhanh cổ phần hóa, đồng thời khuyến khích hơn nữa sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân đánh giá rằng cả các cơ quan công quyền và doanh nghiệp đang trong tiến trình cải cách và cải tiến liên tục, có nhiều tiến bộ, nhưng đang bộc lộ những yếu kém to lớn đe dọa kìm hãm sự phát triển, có nguy cơ trở thành nguyên nhân của sự tụt hậu trong hội nhập, tuyên bố hội nhập và toàn cầu hoá nêu rõ.
Chuyển từ “quan phụ mẫu” sang “công bộc”
Theo Chủ tịch Hoa Sen, thách thức lớn nhất của hội nhập giai đoạn tiếp theo đặt ra trước hết với dịch vụ công: phạm vi trách nhiệm sẽ rộng hơn, bao trùm nhiều tiêu chí về minh bạch, trách nhiệm xã hội, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ như đã được thực thi tại các nền kinh tế phát triển từ nhiều thập kỷ nay; yêu cầu quản lý tích hợp liên ngành, liên vùng, thậm chí liên kết, phối hợp quốc tế và chịu sự giám sát quốc tế trong thực hiện cam kết.
Thách thức tiếp theo được ông Vũ đề cập là chuyển từ nhà nước chỉ huy sang nhà nước phục vụ, từ văn hóa “quan phụ mẫu” sang văn hoá “công bộc” với nhận thức và trách nhiệm của người công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách từ thuế do dân và doanh nghiệp đóng góp, phải chịu sự giám sát của doanh nghiệp và người dân.
Thách thức thứ ba là, trong khi các đối tác quốc tế đã trải qua một thời kỳ dài thích ứng những chuẩn mực cao, khắt khe của cạnh tranh, xây dựng nên năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, với nỗ lực không ngừng hoàn thiện, thì ở Việt Nam, nhận thức và thực hành như vậy vẫn còn là một sự xa xỉ, hiếm hoi.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.
VnEconomy is not responsible for the translation.
Google translate