Trước thái độ lo ngại của giới đầu tư quốc tế về nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia của Ireland, các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) đã lên tiếng trấn an thị trường.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ireland cho rằng, những tuyên bố mà EU vừa đưa ra càng làm rối thêm tình hình.
Hãng tin Reuters cho biết, tại cuộc họp thượng đỉnh G20 đang diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh đã ra một thông cáo chung về tình hình ở Ireland.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Ireland tăng vọt, đe dọa khả năng tiếp tục huy động tài chính của Dublin, đẩy quốc gia đang bị đè nặng bởi nợ công và thâm hụt ngân sách này tới bờ vực vỡ nợ. Không chỉ có vậy, tình hình ở Ireland còn khiến giới đầu tư tháo chạy khỏi trái phiếu của các quốc gia khác trong khối Eurozone như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đồng thời đẩy tỷ giá Euro lao dốc.
Trong thông cáo trên, các nhà lãnh đạo châu Âu tìm cách trấn an thị trường rằng, các chủ nợ đang nắm giữ trái phiếu của Ireland không cần phải lo nguy cơ bị cắt giảm giá trị các khoản nợ này.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ireland, ông Brian Cowen, phát biểu trên tờ Irish Independent của Ireland rằng, tuyên bố này của các quan chức EU không hiệu quả, mà chỉ cản trở thêm những nỗ lực chống khủng hoảng của Dublin.
“Những tuyên bố đó chẳng có ích gì… Hậu quả chỉ là thị trường càng thêm nghi ngờ về cam kết trả nợ của chúng tôi”, ông Cowen nói. Theo Thủ tướng Ireland, thị trường trái phiếu đang “diễn biến khó hiểu” và lợi suất trái phiếu của Ireland đã tăng 1% trong phiên giao dịch ngày 10/11 mà chẳng vì lý do gì.
Hôm qua, các quan chức hàng đầu khác của châu Âu cũng đã lên tiếng trấn an thị trường về tình hình Ireland. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso, tuyên bố, khối này sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho Ireland nếu cầu thiết. Tuy nhiên, tới thời điểm này Ireland vẫn chưa đề nghị sự giúp đỡ tài chính từ bên ngoài.
Khủng hoảng nợ leo thang ở Ireland mấy ngày qua do những lo ngại về khả năng nước này sẽ phải chi nhiều tiền hơn để hỗ trợ hệ thống ngân hàng yếu kém.
Trong phiên 11/11, chi phí bảo hiểm trái phiếu chính phủ Ireland đã đạt mức kỷ lục, trong khi mức chênh giữa lợi suất trái phiếu Ireland kỳ hạn 10 năm và lợi suất trái phiếu chính phủ Đức cùng kỳ hạn đạt mức 6,85%, cao chưa từng có kể từ khi đồng Euro ra đời. Thị trường trái phiếu thường dùng mức chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu các nước trong Eurozone và trái phiếu Đức để cân đong độ rủi ro.
Một cuộc điều tra do hãng tin Reuters thực hiện cho thấy, 20/30 chuyên gia kinh tế được hỏi tin là từ nay tới cuối năm 2011, Ireland sẽ cần tới một khoản cứu trợ trị giá chừng 48 tỷ Euro từ bên ngoài. Trong một cuộc điều tra khác do Bloomberg tiến hành, đa phần các nhà đầu tư được hỏi cũng nhận định là Ireland chuẩn bị vỡ nợ.
Cuộc khủng hoảng ở Ireland hiện nay làm người ta nhớ lại nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia của Hy Lạp hồi đầu năm nay. EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khi đó đã tuyên bố tung 110 tỷ Euro để cứu Hy Lạp và chặn làn sóng bán tháo đồng Euro.
Từ cuộc khủng hoảng của Hy Lạp, Eurozone đã thành lập một quỹ giải cứu quốc gia trị giá 440 tỷ Euro, cộng thêm một quỹ hỗ trợ trị giá 310 tỷ Euro từ IMF và EU, có thể được sử dụng khi những quốc gia như Ireland gặp tình huống khẩn cấp.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ireland cho rằng, những tuyên bố mà EU vừa đưa ra càng làm rối thêm tình hình.
Hãng tin Reuters cho biết, tại cuộc họp thượng đỉnh G20 đang diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc, các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh đã ra một thông cáo chung về tình hình ở Ireland.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Ireland tăng vọt, đe dọa khả năng tiếp tục huy động tài chính của Dublin, đẩy quốc gia đang bị đè nặng bởi nợ công và thâm hụt ngân sách này tới bờ vực vỡ nợ. Không chỉ có vậy, tình hình ở Ireland còn khiến giới đầu tư tháo chạy khỏi trái phiếu của các quốc gia khác trong khối Eurozone như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đồng thời đẩy tỷ giá Euro lao dốc.
Trong thông cáo trên, các nhà lãnh đạo châu Âu tìm cách trấn an thị trường rằng, các chủ nợ đang nắm giữ trái phiếu của Ireland không cần phải lo nguy cơ bị cắt giảm giá trị các khoản nợ này.
Tuy nhiên, Thủ tướng Ireland, ông Brian Cowen, phát biểu trên tờ Irish Independent của Ireland rằng, tuyên bố này của các quan chức EU không hiệu quả, mà chỉ cản trở thêm những nỗ lực chống khủng hoảng của Dublin.
“Những tuyên bố đó chẳng có ích gì… Hậu quả chỉ là thị trường càng thêm nghi ngờ về cam kết trả nợ của chúng tôi”, ông Cowen nói. Theo Thủ tướng Ireland, thị trường trái phiếu đang “diễn biến khó hiểu” và lợi suất trái phiếu của Ireland đã tăng 1% trong phiên giao dịch ngày 10/11 mà chẳng vì lý do gì.
Hôm qua, các quan chức hàng đầu khác của châu Âu cũng đã lên tiếng trấn an thị trường về tình hình Ireland. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso, tuyên bố, khối này sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho Ireland nếu cầu thiết. Tuy nhiên, tới thời điểm này Ireland vẫn chưa đề nghị sự giúp đỡ tài chính từ bên ngoài.
Khủng hoảng nợ leo thang ở Ireland mấy ngày qua do những lo ngại về khả năng nước này sẽ phải chi nhiều tiền hơn để hỗ trợ hệ thống ngân hàng yếu kém.
Trong phiên 11/11, chi phí bảo hiểm trái phiếu chính phủ Ireland đã đạt mức kỷ lục, trong khi mức chênh giữa lợi suất trái phiếu Ireland kỳ hạn 10 năm và lợi suất trái phiếu chính phủ Đức cùng kỳ hạn đạt mức 6,85%, cao chưa từng có kể từ khi đồng Euro ra đời. Thị trường trái phiếu thường dùng mức chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu các nước trong Eurozone và trái phiếu Đức để cân đong độ rủi ro.
Một cuộc điều tra do hãng tin Reuters thực hiện cho thấy, 20/30 chuyên gia kinh tế được hỏi tin là từ nay tới cuối năm 2011, Ireland sẽ cần tới một khoản cứu trợ trị giá chừng 48 tỷ Euro từ bên ngoài. Trong một cuộc điều tra khác do Bloomberg tiến hành, đa phần các nhà đầu tư được hỏi cũng nhận định là Ireland chuẩn bị vỡ nợ.
Cuộc khủng hoảng ở Ireland hiện nay làm người ta nhớ lại nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia của Hy Lạp hồi đầu năm nay. EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khi đó đã tuyên bố tung 110 tỷ Euro để cứu Hy Lạp và chặn làn sóng bán tháo đồng Euro.
Từ cuộc khủng hoảng của Hy Lạp, Eurozone đã thành lập một quỹ giải cứu quốc gia trị giá 440 tỷ Euro, cộng thêm một quỹ hỗ trợ trị giá 310 tỷ Euro từ IMF và EU, có thể được sử dụng khi những quốc gia như Ireland gặp tình huống khẩn cấp.