Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s vừa cho rằng, nợ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) có thể chiếm tới 3% tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng Việt Nam.
Đồng thời, khả năng trả nợ thiếu chắc chắn của Vinashin có thể làm tổn hại tới định mức tín nhiệm dành cho các doanh nghiệp quốc doanh khác, tờ Financial Times dẫn lời bà Karolyn Seet, một nhà phân tích của Moody’s trong một báo cáo công bố hôm 29/11.
Nhà phân tích này nhấn mạnh việc Vinashin vào ngày 9/11 thông báo có thể trì hoãn thanh toán 60 triệu USD tiền vốn đối với một khoản vay trị giá 600 triệu USD. Theo nhà phân tích này, tình trạng trì hoãn lâu dài việc thanh toán nợ nếu tiếp diễn có thể buộc các ngân hàng cho Vinashin vay phải tái cơ cấu những khoản vay này, gây thiệt hại về vốn.
Theo số liệu do Chính phủ công bố hồi tháng 8, tổng nợ của Vinashin tính đến tháng 6/2010 là 86 ngàn tỷ đồng (tương đương 4,41 tỷ USD). Số liệu của hãng tin tài chính Bloomberg cho thấy, từ nay đến năm 2017, Vinashin sẽ phải thanh toán số tiền 16,2 ngàn tỷ đồng trái phiếu và các khoản vay đáo hạn.
Cũng theo Bloomberg, lợi suất đối với trái phiếu tiền đồng mang lãi suất 9% đáo hạn tháng 4/2017 của Vinashin đã tăng lên 21,16% vào ngày 29/11, cao nhất trong vòng ít nhất một năm trở lại đây.
Theo bà Karolyn Seet, đối với một số ngân hàng Việt Nam, nhất là các ngân hàng thương mại quốc doanh, Vinashin được xem là "con nợ" lớn, tuy nhiên, hầu hết các khoản nợ của Vinashin chưa bị xem là nợ xấu.
Moody’s cho biết, các khoản vay dành cho các doanh nghiệp quốc doanh nói chung hiện có thể chiếm tới 40% dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Trong khi đó, các chuyên gia quốc tế cho rằng, Việt Nam cần duy trì niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế để đạt mục tiêu đầu tư 150 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng trong 10 năm tới. Ông Ashok Sud, nguyên giám đốc điều hành Standard Chartered tại Việt Nam, ước tính Việt Nam sẽ phải tiếp tục huy động chừng 50-70 tỷ USD vốn vay dài hạn từ nước ngoài.
Đồng thời, khả năng trả nợ thiếu chắc chắn của Vinashin có thể làm tổn hại tới định mức tín nhiệm dành cho các doanh nghiệp quốc doanh khác, tờ Financial Times dẫn lời bà Karolyn Seet, một nhà phân tích của Moody’s trong một báo cáo công bố hôm 29/11.
Nhà phân tích này nhấn mạnh việc Vinashin vào ngày 9/11 thông báo có thể trì hoãn thanh toán 60 triệu USD tiền vốn đối với một khoản vay trị giá 600 triệu USD. Theo nhà phân tích này, tình trạng trì hoãn lâu dài việc thanh toán nợ nếu tiếp diễn có thể buộc các ngân hàng cho Vinashin vay phải tái cơ cấu những khoản vay này, gây thiệt hại về vốn.
Theo số liệu do Chính phủ công bố hồi tháng 8, tổng nợ của Vinashin tính đến tháng 6/2010 là 86 ngàn tỷ đồng (tương đương 4,41 tỷ USD). Số liệu của hãng tin tài chính Bloomberg cho thấy, từ nay đến năm 2017, Vinashin sẽ phải thanh toán số tiền 16,2 ngàn tỷ đồng trái phiếu và các khoản vay đáo hạn.
Cũng theo Bloomberg, lợi suất đối với trái phiếu tiền đồng mang lãi suất 9% đáo hạn tháng 4/2017 của Vinashin đã tăng lên 21,16% vào ngày 29/11, cao nhất trong vòng ít nhất một năm trở lại đây.
Theo bà Karolyn Seet, đối với một số ngân hàng Việt Nam, nhất là các ngân hàng thương mại quốc doanh, Vinashin được xem là "con nợ" lớn, tuy nhiên, hầu hết các khoản nợ của Vinashin chưa bị xem là nợ xấu.
Moody’s cho biết, các khoản vay dành cho các doanh nghiệp quốc doanh nói chung hiện có thể chiếm tới 40% dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Trong khi đó, các chuyên gia quốc tế cho rằng, Việt Nam cần duy trì niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế để đạt mục tiêu đầu tư 150 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng trong 10 năm tới. Ông Ashok Sud, nguyên giám đốc điều hành Standard Chartered tại Việt Nam, ước tính Việt Nam sẽ phải tiếp tục huy động chừng 50-70 tỷ USD vốn vay dài hạn từ nước ngoài.