Chính phủ Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Quốc hội nước này về kế hoạch giải cứu ngành tài chính trị giá 700 tỷ USD.
Thỏa thuận này đạt được vào đêm 27/9 theo giờ Washington, 20 tiếng trước khi các thị trường ở châu Á bắt đầu một tuần giao dịch mới.
Vẫn còn chờ bỏ phiếu
Từ khi được Bộ Tài chính Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) đề xuất cách đây 10 ngày, kế hoạch giải cứu trọn gói này đã trải qua những cuộc thảo luận gay gắt tại Quốc hội Mỹ về quy mô và phạm vi của nó. Ở nhiều thời điểm, cuối tuần trước, thậm chí các cuộc thảo luận này còn rơi vào thế bế tắc do sự phản đối của phe Cộng hòa trong Hạ viện đối với số tiền phải chi ra cho kế hoạch.
Tuy nhiên, các nhà chức trách Mỹ bao gồm Tổng thống Bush, Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Paulson, Chủ tịch FED Ben Bernake và giới chuyên môn đều nhấn mạnh tầm quan trọng của kế hoạch đối với kinh tế Mỹ và thị trường tài chính toàn cầu trong giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng đang lan rộng. Ông Bush cho rằng, nếu kế hoạch này không được thông qua, kinh tế Mỹ sẽ rơi vào một giai đoạn suy thoái “sâu và nghiêm trọng”.
Do đó, Chính phủ Mỹ đã quyết tâm đạt được thỏa thuận về kế hoạch giải cứu trên trước khi thị trường châu Á mở cửa ngày đầu tuần hôm nay. Được biết, Hạ viện Mỹ sẽ xem xét kế hoạch này vào ngày 29/9 và Thượng viện sẽ bỏ phiếu thông qua vào ngày 1/10.
Với số tiền 700 tỷ USD, đây là chương trình can thiệp lớn nhất của Chính phủ Mỹ vào ngành tài chính kể từ Đại khủng hoảng năm 1929 tới nay.
Dựa trên kế hoạch ban đầu dài khoảng 3 trang do Bộ Tài chính và FED đề xuất, kế hoạch nói trên đã được Quốc hội Mỹ soạn thành một dự thảo luật dài 110 trang. Ngay sau khi bản dự thảo này được công bố, ông Paulson cho biết: “Tôi tin rằng, kế hoạch này sẽ đem đến sự linh hoạt để tháo gỡ những nút thắt hiện nay trên thị trường tài chính và tăng khả năng của các tổ chức tài chính trong việc cung cấp tín dụng cho thị trường nhằm tạo việc làm”.
Tổng thống Bush và lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện Mỹ Steny Hoyer cho rằng, kế hoạch này sẽ được thông qua. Tuy nhiên, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Harry Reid và người phát ngôn của Hạ viện Nancy Pelosi lại tỏ ra không chắc chắn về kết quả của cuộc bỏ phiếu này. “Chúng tôi cần đạt được sự nhất trí của hai đảng trong việc thông qua kế hoạch”, bà Pelosi cho biết.
6 điểm chính của kế hoạch
Đạo luật này bao gồm một số điểm chính như sau:
1. Sẽ ngay lập tức cho phép Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Paulson sử dụng số tiền 250 tỷ USD để mua lại các khoản nợ xấu trong các tổ chức tài chính. Số tiền còn lại sẽ được chi dần theo từng giai đoạn. Kế hoạch này sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2009, trừ khi Quốc hội Mỹ cho phép gia hạn chương trình thêm 1 năm nữa.
2. Đạo luật này sẽ thành lập hai ban giám sát. Ủy ban thứ nhất có tên Ủy ban Giám sát Ổn định Tài chính sẽ bao gồm Chủ tịch FED, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC), Giám đốc Cơ quan Tài chính Địa ốc Liên bang, Bộ trưởng Bộ Nhà đất và Phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban này sẽ phải thường xuyên báo cáo định kỳ lên Quốc hội về quá trình thực hiện kế hoạch.
Ủy ban thứ hai là một ủy ban của Quốc hội nhằm theo dõi tình hình thị trường tài chính, hệ thống pháp lý, và hoạt động của Bộ Tài chính trong việc sử dụng quyền lực của mình trong kế hoạch này. Ủy ban này bao gồm 5 chuyên gia bên ngoài do Quốc hội chỉ định.
3. Bộ Tài chính sẽ thành lập một chương trình bảo hiểm dành cho các tài sản xấu của các doanh nghiệp với mức phí do các doanh nghiệp trả dựa trên mức độ rủi ro của tài sản. Tiền bảo hiểm trả cho các doanh nghiệp sau khi đã trừ đi số tiền bảo phí sẽ nằm trong số tiền 700 tỷ USD của kế hoạch.
4. Chính phủ Mỹ được yêu cầu phải gây tác động đối với các tổ chức cho vay để họ giảm thiểu số vụ tịch biên nhà. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý mà Chính phủ Mỹ không thể đạt được thỏa thuận với Quốc hội là điều chỉnh các điều khoản vay vốn để giúp những người sở hữu nhà đã nộp đơn xin phá sản có thể giữ lại được ngôi nhà của họ.
5. Trong kế hoạch này, người nộp thuế sẽ được coi như những người nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp có tài sản xấu được mua lại. Nếu Chính phủ Mỹ thua lỗ vì trả giá quá cao cho các khoản nợ xấu, đạo luật yêu cầu Tổng thống phải đề xuất một kế hoạch thu hồi vốn trong trường hợp kế hoạch này thua lỗ trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực.
6. Đạo luật cũng như áp dụng hạn chế đối với lương thưởng của lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình, đặc biệt là gói bồi thường “chiếc dù vàng” dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp rời khỏi các công ty được giải cứu.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, Quốc hội nước này có các biện pháp can thiệp vào vấn đề lương bổng của lãnh đạo các doanh nghiệp. Do đó, mặc dù Chủ tịch FED Bernanke nhấn mạnh việc càng có nhiều công ty tài chính tham gia vào chương trình này càng tốt, sự can thiệp nói trên có thể là một yếu tố khiến một số doanh nghiệp chần chừ với ý định bán nợ xấu cho Chính phủ.
(Theo Bloomberg, CNN, Reuters, AP)
Thỏa thuận này đạt được vào đêm 27/9 theo giờ Washington, 20 tiếng trước khi các thị trường ở châu Á bắt đầu một tuần giao dịch mới.
Vẫn còn chờ bỏ phiếu
Từ khi được Bộ Tài chính Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) đề xuất cách đây 10 ngày, kế hoạch giải cứu trọn gói này đã trải qua những cuộc thảo luận gay gắt tại Quốc hội Mỹ về quy mô và phạm vi của nó. Ở nhiều thời điểm, cuối tuần trước, thậm chí các cuộc thảo luận này còn rơi vào thế bế tắc do sự phản đối của phe Cộng hòa trong Hạ viện đối với số tiền phải chi ra cho kế hoạch.
Tuy nhiên, các nhà chức trách Mỹ bao gồm Tổng thống Bush, Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Paulson, Chủ tịch FED Ben Bernake và giới chuyên môn đều nhấn mạnh tầm quan trọng của kế hoạch đối với kinh tế Mỹ và thị trường tài chính toàn cầu trong giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng đang lan rộng. Ông Bush cho rằng, nếu kế hoạch này không được thông qua, kinh tế Mỹ sẽ rơi vào một giai đoạn suy thoái “sâu và nghiêm trọng”.
Do đó, Chính phủ Mỹ đã quyết tâm đạt được thỏa thuận về kế hoạch giải cứu trên trước khi thị trường châu Á mở cửa ngày đầu tuần hôm nay. Được biết, Hạ viện Mỹ sẽ xem xét kế hoạch này vào ngày 29/9 và Thượng viện sẽ bỏ phiếu thông qua vào ngày 1/10.
Với số tiền 700 tỷ USD, đây là chương trình can thiệp lớn nhất của Chính phủ Mỹ vào ngành tài chính kể từ Đại khủng hoảng năm 1929 tới nay.
Dựa trên kế hoạch ban đầu dài khoảng 3 trang do Bộ Tài chính và FED đề xuất, kế hoạch nói trên đã được Quốc hội Mỹ soạn thành một dự thảo luật dài 110 trang. Ngay sau khi bản dự thảo này được công bố, ông Paulson cho biết: “Tôi tin rằng, kế hoạch này sẽ đem đến sự linh hoạt để tháo gỡ những nút thắt hiện nay trên thị trường tài chính và tăng khả năng của các tổ chức tài chính trong việc cung cấp tín dụng cho thị trường nhằm tạo việc làm”.
Tổng thống Bush và lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện Mỹ Steny Hoyer cho rằng, kế hoạch này sẽ được thông qua. Tuy nhiên, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Harry Reid và người phát ngôn của Hạ viện Nancy Pelosi lại tỏ ra không chắc chắn về kết quả của cuộc bỏ phiếu này. “Chúng tôi cần đạt được sự nhất trí của hai đảng trong việc thông qua kế hoạch”, bà Pelosi cho biết.
6 điểm chính của kế hoạch
Đạo luật này bao gồm một số điểm chính như sau:
1. Sẽ ngay lập tức cho phép Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Paulson sử dụng số tiền 250 tỷ USD để mua lại các khoản nợ xấu trong các tổ chức tài chính. Số tiền còn lại sẽ được chi dần theo từng giai đoạn. Kế hoạch này sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2009, trừ khi Quốc hội Mỹ cho phép gia hạn chương trình thêm 1 năm nữa.
2. Đạo luật này sẽ thành lập hai ban giám sát. Ủy ban thứ nhất có tên Ủy ban Giám sát Ổn định Tài chính sẽ bao gồm Chủ tịch FED, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC), Giám đốc Cơ quan Tài chính Địa ốc Liên bang, Bộ trưởng Bộ Nhà đất và Phát triển đô thị, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ủy ban này sẽ phải thường xuyên báo cáo định kỳ lên Quốc hội về quá trình thực hiện kế hoạch.
Ủy ban thứ hai là một ủy ban của Quốc hội nhằm theo dõi tình hình thị trường tài chính, hệ thống pháp lý, và hoạt động của Bộ Tài chính trong việc sử dụng quyền lực của mình trong kế hoạch này. Ủy ban này bao gồm 5 chuyên gia bên ngoài do Quốc hội chỉ định.
3. Bộ Tài chính sẽ thành lập một chương trình bảo hiểm dành cho các tài sản xấu của các doanh nghiệp với mức phí do các doanh nghiệp trả dựa trên mức độ rủi ro của tài sản. Tiền bảo hiểm trả cho các doanh nghiệp sau khi đã trừ đi số tiền bảo phí sẽ nằm trong số tiền 700 tỷ USD của kế hoạch.
4. Chính phủ Mỹ được yêu cầu phải gây tác động đối với các tổ chức cho vay để họ giảm thiểu số vụ tịch biên nhà. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý mà Chính phủ Mỹ không thể đạt được thỏa thuận với Quốc hội là điều chỉnh các điều khoản vay vốn để giúp những người sở hữu nhà đã nộp đơn xin phá sản có thể giữ lại được ngôi nhà của họ.
5. Trong kế hoạch này, người nộp thuế sẽ được coi như những người nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp có tài sản xấu được mua lại. Nếu Chính phủ Mỹ thua lỗ vì trả giá quá cao cho các khoản nợ xấu, đạo luật yêu cầu Tổng thống phải đề xuất một kế hoạch thu hồi vốn trong trường hợp kế hoạch này thua lỗ trong vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực.
6. Đạo luật cũng như áp dụng hạn chế đối với lương thưởng của lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia chương trình, đặc biệt là gói bồi thường “chiếc dù vàng” dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp rời khỏi các công ty được giải cứu.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, Quốc hội nước này có các biện pháp can thiệp vào vấn đề lương bổng của lãnh đạo các doanh nghiệp. Do đó, mặc dù Chủ tịch FED Bernanke nhấn mạnh việc càng có nhiều công ty tài chính tham gia vào chương trình này càng tốt, sự can thiệp nói trên có thể là một yếu tố khiến một số doanh nghiệp chần chừ với ý định bán nợ xấu cho Chính phủ.
(Theo Bloomberg, CNN, Reuters, AP)