Các nhà chức trách của Mỹ vừa đóng cửa thêm hai ngân hàng bán lẻ là First National Bank of Nevada và First Heritage Bank NA of California. Tổng số 28 chi nhánh của các ngân hàng này tại các bang Nevada, Arizona và California đã bị đóng cửa vào ngày 25/7 theo giờ địa phương.
Đây là hai ngân hàng thuộc sở hữu của công ty First National Bank Holding có trụ sở ở bang Arizona. Dưới sự sắp xếp của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), hai ngân hàng này đã được bán lại cho ngân hàng Mutual of Omaha.
FDIC cho biết, các chi nhánh nói trên sẽ được mở cửa trở lại vào thứ Hai tuần tới với tư cách là chi nhánh của ngân hàng Mutual of Omaha. Cũng theo cơ quan này, việc tiếp quản hai ngân hàng vỡ nợ nói trên là giải pháp ít tốn kém nhất và tất cả các khách hàng gửi tiền tại hai ngân hàng này - bao gồm cả những người có số tiền gửi vượt quá giới hạn bảo hiểm của FDIC - sẽ được chuyển sang ngân hàng Mutual of Omaha với toàn bộ số tiền gửi của họ.
Ngoài ra, những ai có tài khoản tại hai ngân hàng này vẫn có thể truy cập tài khoản của họ trong suốt hai ngày cuối tuần này bằng cách viết séc, sử dụng thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng.
Tính đến ngày 30/6 vừa qua, hai ngân hàng bị đóng cửa nói trên có tổng tài sản là 3,6 tỷ USD, so với mức 4,1 tỷ USD vào thời điểm 6 tháng trước đó. Ở trong tình trạng thiếu vốn, First National có tổng tài sản là 3,4 tỷ USD và nắm giữ 3 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Còn First Heritage - bị coi là thiếu vốn nghiêm trọng - có tài sản 254 triệu USD và nắm giữ 233 triệu USD tiền gửi của khách hàng.
Về phần mình, ngân hàng Mutual of Omaha hiện có tài sản 750 triệu USD và vận hành 14 chi nhánh bán lẻ tại các bang Nebraska và Colorado. Đây là một chi nhánh của công ty dịch vụ tài chính và bảo hiểm Mutual of Omaha đã có lịch sử 99 năm.
FDIC cho biết, chi phí của vụ chuyển nhượng hai ngân hàng này cho Mutual of Ohma ước tính lên tới 862 triệu USD, đồng thời nhấn mạnh, hai ngân hàng này chỉ chiếm có 0,3% trong tổng số tài sản lên tới 13.400 tỷ USD tại 8.500 ngân hàng mà FDIC bảo hiểm.
FDIC hiện đang quản lý số tiền 53 tỷ USD để bảo lãnh cho các ngân hàng nằm trong diện bảo hiểm của tổ chức này. Số tiền bảo hiểm lên tới 100.000 USD cho mỗi tài khoản tiền gửi và 250.000 USD cho mỗi tài khoản hưu trí cá nhân. Hiện FDIC đang có một danh sách 90 ngân hàng gặp vấn đề tính đến hết quý 1 năm nay. Bản danh sách này sẽ được cập nhật thêm vào tháng tới.
Các nhà chức trách của Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về việc có thêm những ngân hàng vỡ nợ nữa trong năm nay và năm tới, tuy nhiên, khó có khả năng xảy ra vụ sụp đổ nào lớn như vụ sụp đổ cách đây 2 tuần của ngân hàng IndyMac với tài sản 32 tỷ USD và lượng tiền gửi 19 tỷ USD. Là ngân hàng phá sản lớn thứ 3 ở Mỹ, hiện IndyMac vẫn nằm dưới sự giám sát của FDIC và có thể khiến quỹ của FDIC “hao” từ 4 - 8 tỷ USD. FDIC vẫn đang trong quá trình tìm khách để bán lại tài sản của ngân hàng này.
Theo ông Bill Uffelman thuộc Hiệp hội Ngân hàng Nevada, việc FDIC tiếp quản hai ngân hàng nói trên đã phản ánh tình hình khó khăn của các ngân hàng Mỹ trong bối cảnh kinh tế tồi tệ hiện nay. Quý 2 vừa qua tiếp tục là một quý đầy sóng gió đối với ngành ngân hàng Mỹ. Trong quý có tới 220.000 ngôi nhà bị tịch biên vì chủ nhà không trả nổi nợ ngân hàng, gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm đến nay, đã có 7 ngân hàng ở Mỹ bị vỡ nợ.
Thống kê cho thấy, đã có gần 740.000 hồ sơ tịch biên nhà trong quý, tăng 14% so với quý 1 và tăng 121% so với cùng kỳ năm 2007. Như vậy, cứ 171 hộ gia đình ở Mỹ thì có 1 hộ nhận được một bộ hồ sơ đòi tịch biên nhà bao gồm thông báo vỡ nợ, thông báo bán đấu giá nhà và thông báo quyền sở hữu ngôi nhà của ngân hàng.
(Theo AP, Reuters, CNN)
Đây là hai ngân hàng thuộc sở hữu của công ty First National Bank Holding có trụ sở ở bang Arizona. Dưới sự sắp xếp của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), hai ngân hàng này đã được bán lại cho ngân hàng Mutual of Omaha.
FDIC cho biết, các chi nhánh nói trên sẽ được mở cửa trở lại vào thứ Hai tuần tới với tư cách là chi nhánh của ngân hàng Mutual of Omaha. Cũng theo cơ quan này, việc tiếp quản hai ngân hàng vỡ nợ nói trên là giải pháp ít tốn kém nhất và tất cả các khách hàng gửi tiền tại hai ngân hàng này - bao gồm cả những người có số tiền gửi vượt quá giới hạn bảo hiểm của FDIC - sẽ được chuyển sang ngân hàng Mutual of Omaha với toàn bộ số tiền gửi của họ.
Ngoài ra, những ai có tài khoản tại hai ngân hàng này vẫn có thể truy cập tài khoản của họ trong suốt hai ngày cuối tuần này bằng cách viết séc, sử dụng thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng.
Tính đến ngày 30/6 vừa qua, hai ngân hàng bị đóng cửa nói trên có tổng tài sản là 3,6 tỷ USD, so với mức 4,1 tỷ USD vào thời điểm 6 tháng trước đó. Ở trong tình trạng thiếu vốn, First National có tổng tài sản là 3,4 tỷ USD và nắm giữ 3 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Còn First Heritage - bị coi là thiếu vốn nghiêm trọng - có tài sản 254 triệu USD và nắm giữ 233 triệu USD tiền gửi của khách hàng.
Về phần mình, ngân hàng Mutual of Omaha hiện có tài sản 750 triệu USD và vận hành 14 chi nhánh bán lẻ tại các bang Nebraska và Colorado. Đây là một chi nhánh của công ty dịch vụ tài chính và bảo hiểm Mutual of Omaha đã có lịch sử 99 năm.
FDIC cho biết, chi phí của vụ chuyển nhượng hai ngân hàng này cho Mutual of Ohma ước tính lên tới 862 triệu USD, đồng thời nhấn mạnh, hai ngân hàng này chỉ chiếm có 0,3% trong tổng số tài sản lên tới 13.400 tỷ USD tại 8.500 ngân hàng mà FDIC bảo hiểm.
FDIC hiện đang quản lý số tiền 53 tỷ USD để bảo lãnh cho các ngân hàng nằm trong diện bảo hiểm của tổ chức này. Số tiền bảo hiểm lên tới 100.000 USD cho mỗi tài khoản tiền gửi và 250.000 USD cho mỗi tài khoản hưu trí cá nhân. Hiện FDIC đang có một danh sách 90 ngân hàng gặp vấn đề tính đến hết quý 1 năm nay. Bản danh sách này sẽ được cập nhật thêm vào tháng tới.
Các nhà chức trách của Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về việc có thêm những ngân hàng vỡ nợ nữa trong năm nay và năm tới, tuy nhiên, khó có khả năng xảy ra vụ sụp đổ nào lớn như vụ sụp đổ cách đây 2 tuần của ngân hàng IndyMac với tài sản 32 tỷ USD và lượng tiền gửi 19 tỷ USD. Là ngân hàng phá sản lớn thứ 3 ở Mỹ, hiện IndyMac vẫn nằm dưới sự giám sát của FDIC và có thể khiến quỹ của FDIC “hao” từ 4 - 8 tỷ USD. FDIC vẫn đang trong quá trình tìm khách để bán lại tài sản của ngân hàng này.
Theo ông Bill Uffelman thuộc Hiệp hội Ngân hàng Nevada, việc FDIC tiếp quản hai ngân hàng nói trên đã phản ánh tình hình khó khăn của các ngân hàng Mỹ trong bối cảnh kinh tế tồi tệ hiện nay. Quý 2 vừa qua tiếp tục là một quý đầy sóng gió đối với ngành ngân hàng Mỹ. Trong quý có tới 220.000 ngôi nhà bị tịch biên vì chủ nhà không trả nổi nợ ngân hàng, gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm đến nay, đã có 7 ngân hàng ở Mỹ bị vỡ nợ.
Thống kê cho thấy, đã có gần 740.000 hồ sơ tịch biên nhà trong quý, tăng 14% so với quý 1 và tăng 121% so với cùng kỳ năm 2007. Như vậy, cứ 171 hộ gia đình ở Mỹ thì có 1 hộ nhận được một bộ hồ sơ đòi tịch biên nhà bao gồm thông báo vỡ nợ, thông báo bán đấu giá nhà và thông báo quyền sở hữu ngôi nhà của ngân hàng.
(Theo AP, Reuters, CNN)