Sáng nay, ngày 4/1/2022, lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm đã diễn ra tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Tham dự Lễ đánh cồng còn có sự tham dự Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Trần Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam Nguyễn Thành Long, Phó Tổng giam đốc Kho bạc Nhà nước Trần Thị Huệ, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Lê Văn Châu, lãnh đạo Sở SGDCK Hà Nội, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, ... cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, UBCKNN và các thành viên thị trường.
Thông điệp xuyên suốt của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại sự kiện là sự ghi nhận kết quả tích cực mà nền kinh tế, ngành tài chính, thị trường chứng khoán đã đạt được trong bối cảnh môi trường chung cả năm không thuận lợi, đến từ những thách thức từ đại dịch Covid-19 và những khó khăn khách quan của nền kinh tế quốc tế.
2021: KHÉP LẠI MỘT NĂM NHIỀU THẮNG LỢI
Phát biểu tại Lễ đánh cồng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đánh giá, năm 2021 là một năm chúng ta đối mặt với nhiều thử thách do đại dịch Covid-19 gây ra và nền kinh tế thế giới khó khăn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, có thể nói năm 2021 khép lại với nhiều kết quả thắng lợi.
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, kết quả kinh tế GDP của Việt Nam năm 2021 vẫn đạt các mức tăng trưởng khoảng 2,59%. Các cân đối vĩ mô đều được giữ vững; các vấn đề về lạm phát, lãi suất, tỷ giá,... đều giữ được ở mức bình thường. Thu hút đầu tư năm 2021 cũng tăng trưởng tốt. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính ngân sách nói chung và chứng khoán nói riêng đã giành được nhiều thắng lợi trong năm 2021. Đến thời điểm ngày 31/12/2021, thu ngân sách của cả nước đã vượt 16,4% so với dự toán, tăng 7,4 so với năm 2020 vượt, trong đó, thuế, phí vượt dự toán 11,3%.
“Trong bối cảnh khó khăn, nhưng thu ngân sách vẫn vượt kế hoạch và tăng trưởng chứng tỏ sự nỗ lực của toàn ngành và các địa phương, cũng như sự đổi mới trong cách thu. Theo đó, trong năm qua, một loạt giải pháp thu đã được đổi mới như hóa đơn điện tử có mã, thu trên nền tảng số và cả trên thị trường chứng khoán (TTCK). Năm 2021, thu trên TTCK đã đạt khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng, tăng rất tốt so với con số 5.200 tỷ đồng của năm 2020” – Bộ trưởng cho biết.
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, lần đầu tiên Việt Nam đạt 668 tỷ USD, xuất siêu trên 4 tỷ USD và thu ngân sách là 378 nghìn tỷ đồng, trong khi dự toán giao là 315 nghìn tỷ đồng, vượt 20,3%.
Trong lĩnh vực chứng khoán, so với năm 2020, chỉ số VN-Index tăng 35,7%, đạt 1498,28 điểm khi đóng cửa phiên cuối năm 2021. Thanh khoản gấp 2,6 lần so với năm 2020, đạt 26.600 tỷ đồng/phiên, đặc biệt trong tháng 9/2021, TTCK Việt Nam liên tục có những phiên thanh khoản vượt 1 tỷ USD, thậm chí có những phiên vượt 2 tỷ USD. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7,77 triệu tỷ đồng, tăng 467,8% và đạt 123% so với GDP 2020, đạt 92,6% so với GDP ước tính năm 2021. Số tài khoản mở đạt trên 1,5 triệu tài khoản, bằng tổng số tài khoản mở mới 4 năm công lại. “Đây là những thắng lợi lớn, là những “con số biết nói” của TTCK năm 2021”- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Đến ngày 31/12/2021, thu ngân sách của cả nước đã vượt 16,4% so với dự toán, tăng 7,4 so với năm 2020 vượt, trong đó, thuế, phí vượt dự toán 11,3%. Riêng số thu trên thị trường chứng khoán đạt khoảng gần 11.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với mức 5.200 tỷ đồng của năm 2020.
Huy động vốn trên TTCK năm 2021 tăng 25% so với 2020, đặc biệt là phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đạt 155.588 tỷ đồng, tăng 2,3 lần. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý, đối với các trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ nhưng không có tài sản bảo đảm vẫn đang có những lỗ hổng cần bịt lại. Do vậy, Bộ Tài chính cũng đang hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP theo hướng siết chặt hơn các điều kiện về phát hành trái phiếu doanh nghiệp mà không có tài sản bảo đảm, để đảm bào thị trường này phát triển minh bạch hơn, phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp và cạnh trạnh lành mạnh. “Doanh nghiệp vẫn thua lỗ, vẫn nợ xấu, tiềm lực tài chính không có mà vẫn phát hành thì không được, do vậy đây là yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật” – Bộ trưởng chia sẻ thêm.
Bộ trưởng cũng cho biết thêm, huy động vốn cho ngân sách nhà nước năm 2021 cũng tốt, đạt 318 nghìn tỷ đồng với kỳ hạn huy động bình quân dài nhất 13,92 năm và lãi suất huy động bình quân thấp nhất đạt 2,3% năm, góp phần quan trọng vào tái cơ cấu nợ công của Chính phủ. Tính đến ngày 31/12/2021, tổng thu ngân sách nước ta đã vượt 16,4% dự toán cả năm. Thu từ thuế, phí vượt 11,3% dự toán và so với năm 2020 thì vượt 7,4%.
“Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều người đặt câu hỏi tại sao thu ngân sách lại vượt kế hoạch?”, Bộ trưởng thẳng thắn đặt câu hỏi và cho biết, lời giải chính là sự nỗ lực của cả một hệ thống bằng việc đổi mới cách thu, cải cách thủ tục hành chính, trong đó, nguồn thu trên TTCK năm 2021 có sự tăng vượt trội so với các năm trước đó. Cụ thể, thu trên TTCK năm 2021 đạt 11.000 tỷ đồng, trong khi khoản thu này của năm 2020 là 5.200 tỷ đồng.
Với việc phát triển mạnh như vậy, chứng khoán đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước gần 11.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với mức 5.200 tỷ đồng của năm 2020.
"Bên cạnh những nỗ lực của toàn ngành và các địa phương, cũng như sự đổi mới trong cách thu như hóa đơn điện tử có mã, thu trên nền tảng số..., thị trường chứng khoán đã đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà nước năm 2021", Bộ trưởng đánh giá.
Cũng trong năm qua, chúng ta đã xử lý thành công hiện tượng nghẽn lệnh trên sàn HOSE. Qua 100 ngày đúng kế hoạch, vấn đề nghẽn lệnh đã được khắc phục kịp thời, triệt để, thành công. Tuy nhiên, với tình hình tăng trưởng nhanh của TTCK hiện nay, Bộ trưởng cũng yêu cầu Sở GDCK Việt Nam và Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh chủ động, có giải pháp đón đầu để hệ thống giao dịch của thị trường không bị xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh, đảm bảo các điều kiện giao dịch tốt nhất cho nhà đầu tư.
Thay mặt cho Lãnh đạo Bộ Tài chính, tôi đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, các doanh nghiệp niêm yết, các thành viên thị trường, nhà đầu tư; cũng như lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, tạo điều kiện, phối hợp để TTCK đạt được những kết quả tốt đẹp trong năm 2021.
2022: ĐỔI MỚI VÀ CHỦ ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BỀN VỮNG
Năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhận định, nền kinh tế vẫn đứng trước thách thức đại dịch tiếp diễn và lạm phát tăng cao. Vì vậy, ngành chứng khoán luôn phải chủ động để đạt được mục tiêu của mình. Bộ Trưởng yêu cầu ngành chứng khoán tiếp tục hoàn thiện thể chế từ luật, cho đến nghị định và chiến lược phát triển để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch.
Về vấn đề xây dựng, hoàn thiện bộ máy hiện đã thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và giờ đây cần hoàn thiện, bố trí, sắp xếp về tổ chức, bộ máy linh hoạt, hiệu quả nhất.
“Bộ máy tốt, con người tốt thì sẽ đạt được thắng lợi. Vì vậy, ngành chứng khoán tập trung cơ cấu lại theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chuyên môn hóa cao”, ông Phớc nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng yêu cầu ngành chứng khoán tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tăng cường thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán.
Cũng tại buổi lễ, thay mặt ngành Chứng khoán, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, sẽ tiếp thu những các chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính và cố gắng hiện thực hóa các chỉ đạo thành các chương trình, hành động cụ thể trong năm 2022, cũng như sẽ thể hiện đầy đủ được trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong 10 năm tới.
"Ngành Chứng khoán hy vọng rằng, với sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Tài chính, sự hỗ trợ tạo điều kiện của các bộ, ngành, địa phương, và sự nỗ lực, chung tay của các thành viên thị trường, doanh nghiệp, nhà đầu tư,... thị trường chứng khoán năm 2022 sẽ vẫn có nhiều cơ hội để phát triển bền vững”, ông Dũng nói.