Trong đó, nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Đối tượng học nghề theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.
Trong đó, ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân. Điều kiện là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học và có nhu cầu học nghề.
Đối tượng học nghề theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg gồm: Người thuộc hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 của Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết của Luật Đất đai; người thuộc hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 109 Luật Đất đai.
Để được hỗ trợ đào tạo nghề, họ phải là người lao động có đất thu hồi; có nhu cầu đào tạo nghề và trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo nghề.
Đối tượng học nghề theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP là lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều kiện hưởng là họ đã từng làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 6 tháng liên tục trước khi tham gia khóa đào tạo.
Đối tượng học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH gồm: Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Điều kiện để hưởng hỗ trợ là thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Họ cũng chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách Nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Đối tượng học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 49/2020/NĐ-CP là người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng.
Mức hỗ trợ cụ thể quy định thực hiện theo từng đối tượng do Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội quyết định. Ngành nghề đào tạo nằm trong danh mục các nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành với quy mô tối đa 35 học viên/lớp.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng phải có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình giáo trình đào tạo, tài liệu theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
Trong đó, ưu tiên các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm đào tạo nghề, có cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy tốt và có nhiều giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề.
Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ đào tạo, mức hỗ trợ đối với các nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, tổ chức đào tạo cho các nhóm đối tượng nêu trên.
Việc đào tạo nghề cần gắn với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát kinh tế - xã hội và các chương trình của thành phố và từng địa phương; tổ chức đào tạo đảm bảo đúng quy định pháp luật hiện hành.