May 30, 2024 | 08:05 GMT+7

Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính xanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tuấn Sơn -

Sáng 29/5/2024, tại Hội thảo “Tài chính xanh cho phát triển bền vững” thuộc Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2024, ông Nguyễn Như Hiếu, Giám đốc dự án MISA Lending, Công ty Cổ phần MISA đã trình bày tham luận ấn tượng với chủ đề “Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính xanh cho SMEs”...

Ông Nguyễn Như Hiếu - Giám đốc dự án MISA Lending trình bày tham luận tại phiên hội thảo.
Ông Nguyễn Như Hiếu - Giám đốc dự án MISA Lending trình bày tham luận tại phiên hội thảo.

Tài chính xanh là các hoạt động huy động và phân bổ nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cá nhân để đầu tư cho các dự án, hoạt động có tác động tích cực đến môi trường và xã hội, hướng đến phát triển bền vững. Nhận định về tình hình tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam, ông Nguyễn Như Hiếu - Giám đốc Dự án MISA Lending đã chỉ ra hai rào cản khiến SMEs khó tiếp cận các khoản vay xanh.

Thứ nhất, tài chính xanh trong nước đang tăng trưởng rõ nét với 80% tổ chức tín dụng tham gia vào lĩnh vực này nhưng chỉ có 13,1% xây dựng được quy trình bảo lãnh cho các khoản vay xanh, khiến quá trình vay vốn để đầu tư cho phát triển bền vững của SMEs gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, cơ chế chính sách cho tín dụng xanh hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế. Cụ thể, các quy định và định nghĩa về danh mục ngành, lĩnh vực xanh chưa thống nhất khiến việc đánh giá và giám sát gặp khó khăn. Nhận thức và hiểu biết về đầu tư xanh tại Việt Nam còn chưa cao. Các dự án xanh thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn và rủi ro thị trường cao. Điều này làm gia tăng khả năng rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng.

Đồng hành cùng quốc gia trong việc giải quyết bài toán mở rộng tín dụng xanh, MISA đã hợp tác cùng các ngân hàng uy tín hàng đầu Việt Nam triển khai các khoản vay xanh trên nền tảng kết nối vay vốn doanh nghiệp MISA Lending. Giải pháp này được “nhúng” trong các phần mềm của MISA như phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử,.. nhằm gia tăng khả năng tiếp cận vốn vay và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.

Thông qua các nền tảng MISA Lending, khi doanh nghiệp SMEs có nhu cầu vay tín dụng xanh và đồng ý tham gia nền tảng, hệ thống sẽ sàng lọc, gợi ý các khoản vay phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp xanh và với tỷ lệ phê duyệt cao nhất. MISA Lending cũng xây dựng quy trình vay vốn riêng dành cho doanh nghiệp xanh để họ dễ dàng thực hiện.

Theo đó, các thông tin phục vụ nhu cầu vay vốn sẽ nhanh chóng được đồng bộ thành một profile doanh nghiệp hoàn chỉnh và chuyển tiếp sang ngân hàng được doanh nghiệp chủ động chọn lựa một cách an toàn. Toàn bộ quy trình đăng ký chỉ mất 5 phút và được số hóa hoàn toàn. Kết quả sẽ được trả về trong vòng 5 phút và 100% gói vay qua nền tảng đều không yêu cầu tài sản đảm bảo, rất phù hợp với các doanh nghiệp xanh cần huy động nguồn vốn nhanh và lâu dài cho hoạt động kinh doanh.

Nền tảng MISA Lending được tin tưởng sẽ là công cụ hữu ích góp phần gia tăng cơ hội vay vốn, phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xanh, đặc biệt là SMEs.
Nền tảng MISA Lending được tin tưởng sẽ là công cụ hữu ích góp phần gia tăng cơ hội vay vốn, phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xanh, đặc biệt là SMEs.

“Sứ mệnh của MISA Lending là gia tăng khả năng tiếp cận các khoản vay xanh cho SMEs đồng thời giảm chi phí và rủi ro cấp vốn cho đối tác ngân hàng. Tính đến nay, tổng giá trị giải ngân của nền tảng là 10.000 tỷ đồng, trong đó có 400 tỷ đồng là tín dụng xanh, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế”, ông Hiếu cho biết.

Quy trình vay vốn trên nền tảng MISA Lending.
Quy trình vay vốn trên nền tảng MISA Lending.

Với xu hướng tài chính xanh cùng nhu cầu chuyển đổi số hoạt động vay vốn, nền tảng MISA Lending được tin tưởng sẽ là công cụ hữu ích góp phần gia tăng cơ hội vay vốn, phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xanh, đặc biệt là SMEs. Tại diễn đàn và phiên chủ đề, MISA cũng cam kết tiếp tục đồng hành cùng các đối tác ngân hàng trong việc thúc đẩy tài chính xanh để xây dựng một nền kinh tế xanh, bền vững và thịnh vượng.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate