Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hải Phòng, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đến thời điểm 31/8/2024 đạt 343.692 tỷ đồng, tăng 4,2% so với 31/12/2023 (năm 2023 đạt 329.761 tỷ đồng). Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế theo số liệu báo cáo nhanh đến thời điểm 31/8/2024 đạt 233.410 tỷ đồng, tăng 12,8% so với 31/12/2023 (năm 2023 đạt 206.905 tỷ đồng). Nợ xấu đến thời điểm 31/7/2024 là 3.156 tỷ đồng, bằng 1,35% tổng dư nợ.
Đến hết 10/9, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hải Phòng ghi nhận 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão, tập trung vào 4 ngành nghề.
Mặc dù đã sớm chủ động triển khai công tác phòng chống, ứng phó với cơn bão số 3 và mưa lũ, tuy nhiên tại Vietcombank theo thống kê sơ bộ đã có 34 chi nhánh chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi bão, lũ. Tính riêng tại Hải Phòng và Quảng Ninh, Vietcombank có 7 chi nhánh bị ảnh hưởng, thiệt hại về cơ sở vật chất ước tính gần 6 tỷ đồng, một số điểm giao dịch phải tạm dừng hoạt động. Hiện tại, theo uớc tính đã có gần 6.000 khách hàng của Vietcombank bị ảnh hưởng với tổng dư nợ khoảng 71.000 tỷ đồng, trong đó Hải Phòng, Quảng Ninh có 230 khách hàng bị ảnh hưởng với tổng dư nợ khoảng 13.300 tỷ đồng.
Để hỗ trợ, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Vietcombank đã xem xét giảm lãi suất 0,5% trong giai đoạn từ ngày 6/9/2024 đến ngày 31/12/2024 đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, với dư nợ khoảng 130 nghìn tỷ và số lượng khách hàng được giảm lãi suất là gần 20.000 khách hàng. Chương trình giảm lãi suất áp dụng cho dư nợ hiện hữu cũng như dư nợ vay mới nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân có thể ổn định sản xuất, ổn định cuộc sống và tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng.
Về các hoạt động an sinh xã hội, Vietcombank đã tham gia cùng công đoàn ngành ngân hàng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra số tiền 2 tỷ đồng thông qua Ủy ban TW Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Công đoàn Vietcombank đã phát động toàn thể hệ thống Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương với tổng số tiền ủng hộ hơn 10 tỷ đồng để ủng hộ các địa phương chịu ảnh hưởng và hỗ trợ trực tiếp cho cán bộ bị thiệt hại bởi bão lũ, có hoàn cảnh khó khăn”.
Lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản: 1.965 tỷ đồng, bằng 12,5% dư nợ bị ảnh hưởng sau bão.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thương mại: 10.805 tỷ đồng, bằng 68,9% dư nợ bị ảnh hưởng sau bão (chủ yếu Nhà xưởng sản xuất, hàng hóa, máy móc bị hư hại ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và kinh doanh của khách hàng sau bão).
Lĩnh vực cầu cảng, tàu bè đánh bắt thủy hải sản, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sông, đường biển: 1.816 tỷ đồng, bằng 11,6% dư nợ bị ảnh hưởng sau bão.
Lĩnh vực kinh doanh khách sạn, homestay: 1.100 tỷ đồng, bằng 7% dư nợ bị ảnh hưởng sau bão.
Trên địa bàn Quảng Ninh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cho biết đến 31/8/2024, dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt 190.000 tỷ đồng, tăng 7,2% so 31/12/2023. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 115.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60,5%; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 75.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,5%.
"Trong thời gian qua, BIDV đã liên tục cập nhật thông tin từ chi nhánh ở hai địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh và một số địa phương khác để đánh giá mức độ thiệt hại của khách hàng. Ngân hàng coi đây là nhiệm vụ cấp bách cần được ưu tiên, đánh giá từng trường hợp khách hàng để có phương án cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi…, ban hành gói tín dụng với mức lãi suất hợp lý, quy mô hợp lý để đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp hồi phục sau cơn bão".
Đến 31/7/2024 dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản trên địa bàn Quảng Ninh đạt 5.541 tỷ đồng, chiếm 2,96% tổng dư nợ của tỉnh, tăng 7,75% so với cuối năm 2023. Dư nợ ngành công nghiệp - cây dựng là 45.259 tỷ đồng, tăng 7,11% so với 31/12/2023. Tín dụng ngành Thương mại – Dịch vụ đạt 136.141 tỷ đồng, chiếm 72,83% dư nợ tín dụng toàn tỉnh, tăng 5,65% so với cuối năm 2023.
Thống kê nhanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số có tổng số 11.058 khách hàng, với tổng dư nợ 10.654 tỷ đồng (chiếm 5,6% tổng dư nợ toàn địa bàn) đã bị ảnh hưởng nặng nề do hậu quả cơn bão số 3 để lại; có một số khách hàng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng rất nặng nề (bị trôi dạt mất bè nuôi thủy sản).
Trong đó, các khách hàng bị thiệt hại theo ngành, lĩnh vực cụ thể như sau.
Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản: 6.270 khách hàng; dư nợ 1.463 tỷ đồng; bằng 13,73 7% dư nợ bị ảnh hưởng sau bão.
Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng: 533 khách hàng; dư nợ 5.243 tỷ đồng; bằng 49,12% dư nợ bị ảnh hưởng sau bão.
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: 4.255 khách hàng; dư nợ 3.948 tỷ đồng; bằng 37,05% dự nợ bị ảnh hưởng sau bão.
"Triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, Agribank đã chỉ đạo Công ty Bảo hiểm ABIC khẩn trương tiến hành các thủ tục hỗ trợ, đền bù đối với các khách hàng, đảm bảo hỗ trợ khách hàng kịp thời. Chúng tôi đã thành lập các đoàn công tác gặp gỡ, động viên, chia sẻ trực tiếp với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3; nắm bắt, đánh giá tổng thể mức độ thiệt hại của khách hàng vay vốn, dự kiến dư nợ bị ảnh hưởng, khả năng trả nợ. Đồng thời, triển khai các biện pháp, cơ cấu đối với dư nợ cho vay theo Nghị định 55, cơ cấu lại dư nợ bị ảnh hưởng theo Thông tư 02, giảm lãi suất, cho vay mới, khẩn trương hỗ trợ khách hàng khôi phục, ổn định hoạt động kinh doanh…".
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng đề xuất 5 nhóm giải pháp để khắc phục khó khăn, hỗ trợ khách hàng khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thứ nhất, đề nghị các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão số 3.
Thứ hai, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại.
Thứ ba, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành.
Thứ tư, thực hiện xử lý nợ, xử lý rủi ro theo các quy định hiện hành đối với khách hàng thiệt hại nặng, mất khả năng chi trả.
Thứ năm, chính quyền địa phương nhanh chóng hỗ trợ ngay cho nhân dân, tập trung vào các đối tượng sau: (1) Người nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại ở trên biển do mưa, bão; (2) Người trồng lúa, hoa màu và trồng rừng bị thiệt hại; (3) Hỗ trợ cho người dân có nhà bị tốc mái, bị đổ sập; (5) Hỗ trợ đối với tàu du lịch, tàu cá bị chìm, hư hỏng do mưa bão.