August 31, 2021 | 13:00 GMT+7

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 127.000 tỷ đồng ra thị trường trong 2 tháng qua

Tính theo tỷ giá mua 23.125 đồng/USD, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường hơn 127.000 tỷ đồng (tương đương 5,5 tỷ USD) trong giai đoạn tháng 7-8, thấp hơn mức dự kiến ban đầu là gần 162.000 tỷ đồng (tương ứng 7 tỷ USD)...

Số liệu được Công ty Chứng khoán SSI ghi tại bản báo cáo thị trường tiền tệ trái phiếu gần nhất cho thấy, trong tuần cuối cùng của tháng 8, kênh giao dịch thị trường mở (OMO) tiếp tục không phát sinh giao dịch.

Trong khi đó, các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng đã kết thúc với tổng giá trị thực hiện ước tính khoảng 5,5 tỷ USD, thấp hơn so với lượng đăng ký do có một số hợp đồng bị huỷ ngang. Tương đương, trong 2 tháng vừa qua (tháng 7 và tháng 8), thị trường đã đón nhận thêm hơn 127.000 tỷ đồng thông qua kênh đáo hạn ngoại tệ.

 

Trong 2 tháng vừa qua (tháng 7 và tháng 8), thị trường đã đón nhận thêm hơn 127.000 tỷ đồng thông qua kênh đáo hạn ngoại tệ.

Việc được bổ sung lượng tiền lớn đã khiến thanh khoản hệ thống tiếp tục duy trì trạng thái dồi dào. Điều này thể hiện rõ nhất tại lãi suất VND liên ngân hàng tuần trước khi lãi suất các kỳ hạn đồng loạt giảm mạnh.

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 127.000 tỷ đồng ra thị trường trong 2 tháng qua - Ảnh 1

Cụ thể, so với phiên cuối tuần trước nữa, chốt phiên 27/8 giao dịch tại: qua đêm 0,70% (giảm 0,02 điểm phần trăm); 1 tuần 0,84% (giảm 0,05 điểm phần trăm); 2 tuần 0,96% (giảm 0,05 điểm phần trăm); 1 tháng 1,19% (giảm 0,03 điểm phần trăm). Như vậy, luỹ kế cả tháng 8, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã giảm 0,15 điểm phần trăm.

Tại diễn biến liên quan, khi không còn phải lo quá nhiều về vấn đề thanh khoản, các ngân hàng cũng tích cực giảm lãi suất cho vay hơn. Đa phần đều triển khai các gói hỗ trợ nhằm giúp người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ nay đến cuối năm.

Các gói hỗ trợ bao gồm gói cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc tiếp tục cắt giảm lãi suất cho vay tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội.

Ngoài VCB và BIDV đã thông báo cắt giảm lãi suất cho vay vào tuần trước, VietinBank triển khai thêm gói tín dụng lãi suất từ 4%/năm, với quy mô 20.000 tỷ đồng, cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.

Nhóm ngân hàng thương mại tư nhân cũng tham gia giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ khách hàng như MBB, ACB, Sacombank,... với mức giảm từ 0,5 – 1,5 điểm phần trăm.

Trong khi đó, mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng đã tăng nhẹ khoảng 0,1 – 0,25 điểm phần trăm trong tuần qua, ghi nhận ở một số ngân hàng như BIDV, VIB, VPB.

 

Khi không còn phải lo quá nhiều về vấn đề thanh khoản, các ngân hàng cũng tích cực giảm lãi suất cho vay hơn. Đa phần đều triển khai các gói hỗ trợ nhằm giúp người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ nay đến cuối năm.

Nhìn chung, mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới, trong khi đó lãi suất huy động sẽ phải chịu áp lực tăng nhẹ bởi Thông tư quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ có hiệu lực vào tháng 10 tới đây.

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 127.000 tỷ đồng ra thị trường trong 2 tháng qua - Ảnh 2

Quay lại với bản báo cáo của SSI, tại thị trường trái phiếu chính phủ tuần trước, lợi suất đi ngang trên sơ cấp. Trong đó, Kho bạc Nhà nước đã gọi thầu 9,25 nghìn tỷ đồng trái phiếu với tỷ lệ đăng ký và trúng thầu giảm mạnh, xuống chỉ còn 175% và 42%. Lãi suất trúng thầu đi ngang ở kỳ hạn 10 và 15 năm.

Diễn biến lợi tức trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp giảm nhẹ 0,01 – 0,05 điểm phần trăm. Chốt tuần ở mức như sau: 1 năm (0,32%, không đổi); 3Y (0,69%; giảm 0,05 điểm phần trăm); 5 năm (0,84%, giảm 0,02 điểm phần trăm); 10 năm (2,08%, giảm 0,01 điểm phần trăm); 15 năm (2,28%, không đổi); 20 năm (2,83%, giảm 0,01 điểm phần trăm) và 30 năm (2,97%, không đổi).

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate