Năm 2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD, đưa sản phẩm gỗ đứng vào hàng thứ 5 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Dự kiến đến hết năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của ngành này ước đạt 3 tỷ USD và đến năm 2010 là 3,4 tỷ USD.
Hiện Việt Nam đã vượt qua Indonesia và Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 trong ASEAN, sau Malaysia, và thứ 4 toàn cầu.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu (80% nguồn gỗ tròn nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp đồ mộc). Vấn đề đặt ra là tính hợp pháp và tính bền vững của việc Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn, bất kể cho tiêu dùng nội địa hay xuất khẩu, dẫn đến rủi ro về quan điểm ở nước ngoài cũng như sự tăng trưởng của công nghiệp đồ gỗ Việt Nam.
Kế hoạch của EU...
Theo ý kiến của một số nhà quan sát quốc tế, nếu công nghiệp đồ gỗ Việt Nam đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của mình về tăng trưởng xuất khẩu, ngành này phải có những bước đi để cam kết về tính hợp pháp của nguồn cung ứng nguyên liệu thô của mình.
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có kế hoạch hành động về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại gỗ (FLEGT) nhằm mục đích chống lại việc khai thác gỗ bất hợp pháp, thông qua cải cách quản trị rừng, hoàn thiện tính minh bạch và trao đổi thông tin, xây dựng năng lực.
Một trong những nhân tố chính của kế hoạch này là hệ thống cấp phép đối với gỗ hợp pháp, theo đó hàng loạt các hiệp định hợp tác tình nguyện (VPAs) giữa Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia sản xuất gỗ chủ yếu, trong đó có Việt Nam sẽ được ký kết.
Nội dung chủ yếu của kế hoạch hành động FLEGT nhằm ngăn chặn việc khai thác gỗ trái phép và thương mại quốc tế các sản phẩm gỗ được sản xuất từ nguồn bất hợp pháp; đẩy mạnh cải cách hành chính khu vực lâm nghiệp và hỗ trợ tăng cường năng lực tại các quốc gia sản xuất gỗ; giảm tiêu thụ tại châu Âu những sản phẩm gỗ được sản xuất từ gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp.
... và ứng phó của các nhà chế biến gỗ tại Việt Nam
“Thời gian gần đây, ngành gỗ Việt Nam có bước phát triển nhanh và tăng trưởng ngoạn mục; song cũng bộc lộ rõ một số hạn chế như tác động tiêu cực đến môi trường, nạn gỗ lậu hoành hành và ảnh hưởng đến tính phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp nói chung, sản xuất chế biến gỗ nói riêng”. Ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, cho biết.
Mặc dù khẳng định Việt Nam cần phải tham gia vào “cuộc chơi” toàn cầu, nhất là những đòi hỏi cùng những quy định gắt gao, rồi gần đây là các VPAs, FLEGT, ông Ngọc Bình cũng cho biết là các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ những sự chuẩn bị thích ứng cần thiết để tham gia cuộc chơi này.
“Đây là cuộc chơi chưa cân sức nhưng cần phải chấp nhận và thích ứng để có thể tiếp tục có mặt lâu dài tại thị trường này”, ông Ngọc Bình cảnh báo.
Ông Võ Trường Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, nêu thắc mắc: “Có quá nhiều quy định của EU, EC áp đặt lên các nhà sản xuất và xuất khẩu gỗ vào thị trường này, liệu các quy định trong từng bộ quy chế có chồng chéo hay trùng lắp nhau?”.
Ông nêu nghi vấn về sự khác nhau giữa những quy tắc trong FLEGT và Chứng chỉ FSC (Hội đồng Quản lý Rừng quốc tế). Hay ý kiến phản biện của đại diện một doanh nghiệp về việc các doanh nghiệp Việt Nam khai thác gỗ trên rừng trồng chính quy (theo Chương trình trồng rừng của Chính phủ Việt Nam), thì điều này có cho là gỗ bất hợp pháp không, khi gỗ rừng trồng chưa nhận được Chứng nhận FSC? Hoặc là, có quá nhiều các biện pháp áp đặt lên các doanh nghiệp gỗ Việt Nam khi vào thị trường EU, liệu có sòng phẳng trong cuộc chơi này?
Trả lời vấn đề này, hầu hết các chuyên gia châu Âu cho rằng, rừng trồng tại Việt Nam không có vấn đề gì về nguồn gốc xuất xứ (tức gỗ lậu); tuy nhiên theo họ, không phải hễ rừng trồng hợp pháp là có thể đạt FSC hoặc mặc nhiên được thừa nhận. Các chuyên gia này khuyên các doanh nghiệp Việt Nam nên bình tĩnh và kiên nhẫn trong việc thực thi các cam kết với EU, nhằm mục đích chung là bảo vệ môi trường thiên nhiên và sự phát triển bền vững.
Có thể những phân tích của ông Đào Ngọc Năm, Phó cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối sẽ là một trong những giải đáp và cũng là giải pháp khả thi: “Việt Nam cần tìm kiếm các thị trường xuất khẩu tiềm năng khác, hạn chế phụ thuộc chính vào các thị trường lớn để giảm thiểu rủi ro, khi những thị trường này có thay đổi lớn, (ví dụ: FLEGT, khủng hoảng tài chính...); thường xuyên cập nhật và thông tin cho doanh nghiệp về những thay đổi về thị trường gỗ và sản phẩm gỗ quốc tế; đồng thời nên khai thác thị trường nội địa với 85 triệu dân, hình thành nên các tập đoàn phân phối gỗ tại thị trường nội địa”.
Hiện Việt Nam đã vượt qua Indonesia và Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 trong ASEAN, sau Malaysia, và thứ 4 toàn cầu.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu (80% nguồn gỗ tròn nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp đồ mộc). Vấn đề đặt ra là tính hợp pháp và tính bền vững của việc Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn, bất kể cho tiêu dùng nội địa hay xuất khẩu, dẫn đến rủi ro về quan điểm ở nước ngoài cũng như sự tăng trưởng của công nghiệp đồ gỗ Việt Nam.
Kế hoạch của EU...
Theo ý kiến của một số nhà quan sát quốc tế, nếu công nghiệp đồ gỗ Việt Nam đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của mình về tăng trưởng xuất khẩu, ngành này phải có những bước đi để cam kết về tính hợp pháp của nguồn cung ứng nguyên liệu thô của mình.
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có kế hoạch hành động về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại gỗ (FLEGT) nhằm mục đích chống lại việc khai thác gỗ bất hợp pháp, thông qua cải cách quản trị rừng, hoàn thiện tính minh bạch và trao đổi thông tin, xây dựng năng lực.
Một trong những nhân tố chính của kế hoạch này là hệ thống cấp phép đối với gỗ hợp pháp, theo đó hàng loạt các hiệp định hợp tác tình nguyện (VPAs) giữa Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia sản xuất gỗ chủ yếu, trong đó có Việt Nam sẽ được ký kết.
Nội dung chủ yếu của kế hoạch hành động FLEGT nhằm ngăn chặn việc khai thác gỗ trái phép và thương mại quốc tế các sản phẩm gỗ được sản xuất từ nguồn bất hợp pháp; đẩy mạnh cải cách hành chính khu vực lâm nghiệp và hỗ trợ tăng cường năng lực tại các quốc gia sản xuất gỗ; giảm tiêu thụ tại châu Âu những sản phẩm gỗ được sản xuất từ gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp.
... và ứng phó của các nhà chế biến gỗ tại Việt Nam
“Thời gian gần đây, ngành gỗ Việt Nam có bước phát triển nhanh và tăng trưởng ngoạn mục; song cũng bộc lộ rõ một số hạn chế như tác động tiêu cực đến môi trường, nạn gỗ lậu hoành hành và ảnh hưởng đến tính phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp nói chung, sản xuất chế biến gỗ nói riêng”. Ông Nguyễn Ngọc Bình, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, cho biết.
Mặc dù khẳng định Việt Nam cần phải tham gia vào “cuộc chơi” toàn cầu, nhất là những đòi hỏi cùng những quy định gắt gao, rồi gần đây là các VPAs, FLEGT, ông Ngọc Bình cũng cho biết là các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ những sự chuẩn bị thích ứng cần thiết để tham gia cuộc chơi này.
“Đây là cuộc chơi chưa cân sức nhưng cần phải chấp nhận và thích ứng để có thể tiếp tục có mặt lâu dài tại thị trường này”, ông Ngọc Bình cảnh báo.
Ông Võ Trường Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, nêu thắc mắc: “Có quá nhiều quy định của EU, EC áp đặt lên các nhà sản xuất và xuất khẩu gỗ vào thị trường này, liệu các quy định trong từng bộ quy chế có chồng chéo hay trùng lắp nhau?”.
Ông nêu nghi vấn về sự khác nhau giữa những quy tắc trong FLEGT và Chứng chỉ FSC (Hội đồng Quản lý Rừng quốc tế). Hay ý kiến phản biện của đại diện một doanh nghiệp về việc các doanh nghiệp Việt Nam khai thác gỗ trên rừng trồng chính quy (theo Chương trình trồng rừng của Chính phủ Việt Nam), thì điều này có cho là gỗ bất hợp pháp không, khi gỗ rừng trồng chưa nhận được Chứng nhận FSC? Hoặc là, có quá nhiều các biện pháp áp đặt lên các doanh nghiệp gỗ Việt Nam khi vào thị trường EU, liệu có sòng phẳng trong cuộc chơi này?
Trả lời vấn đề này, hầu hết các chuyên gia châu Âu cho rằng, rừng trồng tại Việt Nam không có vấn đề gì về nguồn gốc xuất xứ (tức gỗ lậu); tuy nhiên theo họ, không phải hễ rừng trồng hợp pháp là có thể đạt FSC hoặc mặc nhiên được thừa nhận. Các chuyên gia này khuyên các doanh nghiệp Việt Nam nên bình tĩnh và kiên nhẫn trong việc thực thi các cam kết với EU, nhằm mục đích chung là bảo vệ môi trường thiên nhiên và sự phát triển bền vững.
Có thể những phân tích của ông Đào Ngọc Năm, Phó cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối sẽ là một trong những giải đáp và cũng là giải pháp khả thi: “Việt Nam cần tìm kiếm các thị trường xuất khẩu tiềm năng khác, hạn chế phụ thuộc chính vào các thị trường lớn để giảm thiểu rủi ro, khi những thị trường này có thay đổi lớn, (ví dụ: FLEGT, khủng hoảng tài chính...); thường xuyên cập nhật và thông tin cho doanh nghiệp về những thay đổi về thị trường gỗ và sản phẩm gỗ quốc tế; đồng thời nên khai thác thị trường nội địa với 85 triệu dân, hình thành nên các tập đoàn phân phối gỗ tại thị trường nội địa”.