July 13, 2021 | 15:24 GMT+7

Ngành sản xuất phát triển bền vững bằng chuyển đổi số

Thu Hà -

Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát đã công bố khởi động dự án chuyển đổi số toàn diện, hướng đến mục tiêu trở thành một trong top 50 nhà sản xuất thép lớn nhất toàn cầu và tập đoàn đa ngành...

Tập đoàn Hòa Phát đã công bố khởi động dự án chuyển đổi số toàn diện, hướng đến mục tiêu trở thành một trong top 50 nhà sản xuất thép lớn nhất toàn cầu và tập đoàn đa ngành.
Tập đoàn Hòa Phát đã công bố khởi động dự án chuyển đổi số toàn diện, hướng đến mục tiêu trở thành một trong top 50 nhà sản xuất thép lớn nhất toàn cầu và tập đoàn đa ngành.

Trong đại dịch Covid-19, doanh nghiệp sản xuất chịu tác động nặng nề, lao đao và đứng trước yêu cầu bắt buộc phải thay đổi. Giống các ông lớn ngành sản xuất trên thế giới, Tập đoàn Hoà Phát đã lựa chọn chuyển đổi số để tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN

Bosch là một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất thế giới, được thành lập vào năm 1886. Tập đoàn này định nghĩa chuyển đổi số là quá trình tích hợp các công nghệ số một cách toàn diện vào hoạt động kinh doanh nhằm thay đổi để làm mới, sáng tạo và định hình lại các hoạt động kinh doanh để phù hợp nhất với quá trình phát triển của thị trường. Quá trình chuyển đổi số giúp Bosch cải thiện năng suất lên đến 40%.

Ông lớn ngành sản xuất ô tô, BMW đã giới thiệu 'đồng hồ thông minh' như một phần của ngành công nghiệp và những sáng kiến 4.0 giúp giảm tiêu thụ năng lượng tại các nhà máy của Tập đoàn BMW. Sáng kiến này giúp BMW tiết kiệm hơn 25 triệu euro trên khắp các nhà máy và đạt mục tiêu giảm mức tiêu thụ năng lượng cụ thể trên mỗi xe được sản xuất ít nhất 45% vào năm 2020. Tập đoàn này cũng dưa robot vào làm việc cùng công nhân giúp giảm 85% thời gian nhàn rỗi tại nhà máy.

Có thể thấy những thách thức mà các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu thế giới đang phải đối mặt thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi mỗi ngày, và cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.

TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN

Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát đã công bố khởi động dự án chuyển đổi số toàn diện, hướng đến mục tiêu trở thành một trong top 50 nhà sản xuất thép lớn nhất toàn cầu và tập đoàn đa ngành. Hòa Phát lựa chọn Tập đoàn Công nghệ CMC là đối tác chiến lược, tư vấn lộ trình trong giai đoạn 5 năm tới.

Chuyển đổi số giúp Hòa Phát thay đổi mô hình quản trị Công nghệ thông tin theo hướng tinh gọn hiệu quả và đảm bảo các mục tiêu chiến lược. Quy trình cũng được minh bạch hóa và kết nối khoa học với chuỗi cung ứng logistic toàn cầu. Nội bộ tập đoàn này hướng đến tự động hóa và quản trị vận hành chuyên nghiệp bằng dữ liệu.

Lựa chọn CMC là đơn vị tư vấn chiến lược, đại diện Tập đoàn Hòa Phát khẳng định, CMC có hơn 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, từng thực hiện nhiều dự án trong các ngành công nghiệp, sản xuất. CMC là đối tác uy tín và thực hiện nhiều dự án công nghệ thông tin cho Hoà Phát. CMC đã dành nhiều thời gian tìm hiểu nghiệp vụ kinh doanh, vận hành cũng như hệ thống công nghệ thông tin của Hoà Phát và nhận được sự tin tưởng từ lãnh đạo Tập đoàn.

Bên cạnh đó, việc CMC cung cấp đa dạng giải pháp dịch vụ: từ hạ tầng, bảo mật, ứng dụng đến các công nghệ mới (Big data, IoT, tự động hoá, ERP, quản trị chuỗi cung ứng,…) sẽ đáp ứng nhu cầu chuyển đổi về cả vận hành, quản trị và kinh doanh của Hòa Phát. CMC cũng là đối tác cao cấp tại Việt Nam của nhiều hãng công nghệ lớn như IBM, Microsoft, Oracle, SAP…, CMC đảm bảo hỗ trợ khách hàng tiếp cận những giải pháp công nghệ tiên tiến nhất.

Ông Lương Tuấn Thành - Giám đốc Công nghệ Tập đoàn CMC: “Doanh nghiệp cần xác định năng lực và nguồn lực hiện tại và hiểu con người của mình. Chuyển đổi số đòi hỏi quyết tâm lớn từ lãnh đạo doanh nghiệp đến từng người lao động.”
Ông Lương Tuấn Thành - Giám đốc Công nghệ Tập đoàn CMC: “Doanh nghiệp cần xác định năng lực và nguồn lực hiện tại và hiểu con người của mình. Chuyển đổi số đòi hỏi quyết tâm lớn từ lãnh đạo doanh nghiệp đến từng người lao động.”

Từ câu chuyện của Hòa Phát, Giám đốc công nghệ CMC - ông Lương Tuấn Thành đưa ra khuyến nghị với doanh nghiệp khi chuyển đổi số: Doanh nghiệp cần xác định năng lực và nguồn lực hiện tại và hiểu con người của mình. Từ đó, đưa ra mục tiêu phù hợp, lộ trình thực hiện để đạt được mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn để đo lường được hiệu quả nếu thực hiện. Cuối cùng, cần xây lực năng lực cạnh tranh bằng công nghệ số hướng tới con người là trung tâm.

Ngoài ra, chuyển đổi số đòi hỏi quyết tâm lớn từ lãnh đạo doanh nghiệp đến từng người lao động. Ngoài triển khai hệ thống số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin thống nhất trong quản lý điều hành toàn hệ thống cần chuyển đổi về tư duy làm việc và quản trị. Doanh nghiệp cũng cần có những đối tác đồng hành là nhà cung cấp giải pháp công nghệ thấu hiểu nghiệp vụ ngành và có hiểu biết sâu sắc về chuyển đổi số để tư vấn, triển khai chuyển đổi thành công.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate