Tỷ phú giàu thứ 94 thế giới Adolf Merckle, đồng thời là người giàu thứ 5 của Đức, vừa tự tử do thua lỗ đậm trong khủng hoảng tài chính kéo cả cơ ngơi làm ăn đồ sộ của ông tới bờ vực sụp đổ.
Thông tin ông Merckle tự sát vừa được gia đình ông xác nhận ngày 6/1. Vụ tự tử của vị tỷ phú 74 tuổi này càng khẳng định mức độ tàn phá khủng khiếp của cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra.
Ông Merckle được phát hiện đã chết trên một đường ray xe lửa gần khu biệt thự của ông ở khu vực Blaubeuren miền Nam nước Đức vào sáng ngày thứ Hai tuần này (5/1). Các cơ quan chức năng của Đức đã vào cuộc điều tra và khẳng định không có dấu hiệu nào cho thấy có bất kỳ ai liên quan tới cái chết của ông Merckle. Cảnh sát cũng cho biết, họ đã tìm thấy một lá thư tuyệt mệnh của vị tỷ phú này, nhưng nội dung của bức thư không được công bố.
“Căng thẳng trong vấn đề làm ăn do khủng hoảng tài chính gây ra, những bất ổn có liên quan trong mấy tuần gần đây, cũng như sự bất lực trong việc giải quyết tình hình, đã khiến ông Merckle đi tới quyết định chấm dứt cuộc sống của mình”, một tuyên bố của gia đình Merckle cho hay.
Sinh năm 1934 ở vùng Dresden, sau Thế chiến 2, ông Merckle đã tới vùng Tây Đức để khởi nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, ông đã tiếp quản công ty hóa chất quy mô gia đình từ ông bà nội. Khi đó, công ty này mới chỉ có 80 công nhân và doanh thu mỗi năm 4 triệu Mark Đức (2,8 triệu USD).
Sau đó, dưới sự lãnh đạo của ông Merckle, công ty này đã trở thành một trong những hãng dược phẩm lớn nhất trên thế giới - hãng Ratiopharm. Năm 2007, doanh thu của hãng này là 1,8 tỷ Euro.
Ngoài ra, ông còn xây dựng thêm hãng bán buôn dược phẩm Phoenix với doanh thu 21,6 tỷ Euro trong năm 2008, công ty đầu tư VEM Vermögensverwaltung, và công ty cung cấp vật liệu xây dựng HeidelbergCement.
Năm 2007, hãng HeidelbergCement đã mua lại đối thủ Hanson của Anh với giá 9,5 tỷ Bảng, tương đương 14 tỷ USD, trở thành một nhà cung cấp vật liệu xây dựng hàng đầu thế giới. Ở thời điểm đó, đây là vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử ngành vật liệu xây dựng.
Số nhân viên trong toàn bộ các công ty của tỷ phú này gộp lại cũng đã đạt mức 70.000 người.
Theo ước tính của tạp chí chuyên xếp hạng Forbes của Mỹ, tài sản của ông Merckle vào năm 2008 là 9,2 tỷ USD. Khối tài sản này giúp ông đứng ở vị trí thứ 94 trong danh sách những người giàu nhất thế giới và vị trí thứ 5 trong số những người giàu nhất nước Đức.
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính đã khiến tỷ phú này điêu đứng. Khoản tiền mà ông vay nợ để hãng HeidelbergCement mua lại công ty Hanson càng phình ra mà ông thì không thể xoay đâu ra tiền để trả trong bối cảnh khan hiếm tín dụng trên toàn cầu.
Tình hình càng xấu đi thêm khi ông Merckle chọn thời điểm sai lầm để đầu tư vào cổ phiếu của Volkswagen. Quý 3 năm ngoái, ông đã dùng một số tiền lớn để đầu cơ bán khống cổ phiếu của hãng xe hơi này.
Vụ đầu tư này đặt ông vào thế đối đầu với một gia đình nổi tiếng khác ở Đức là nhà Porsche, chủ hãng xe thể thao cùng tên vốn đang trong quá trình thôn tính Volkswagen. Ngày 26/10/2008, hãng Porsche tuyên bố đã thu thập được lượng cổ phiếu và quyền chọn cổ phiếu Volkswagen tương đương 75% cổ phần của hãng xe này.
Các nhà đầu tư bán khống cổ phiếu trước đó đã mượn cổ phiếu để bán khống với hy vọng về sau sẽ mua được với giá rẻ hơn để trả lại lúc này bị đẩy vào chân tường. Lý do là tuyên bố của Porsche đồng nghĩa với các nhà đầu tư bán khống khó mà mua lại được cổ phiếu của Volkswagen do lượng cổ phiếu của hãng này còn ngoài thị trường là rất ít.
Nhu cầu leo thang, khiến giá cổ phiếu Volkswagen tăng vọt lên mức 1.000 Euro/cổ phiếu, tương đương 1.260 USD/cổ phiếu, từ mức 210 USD/cổ phiếu, chỉ trong vòng có 2 phiên giao dịch.
Do lo ngại tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán Đức và uy tín của nước Đức với tư cách một trung tâm tài chính, hãng Porsche sau đó đã phải bán ra một phần cổ phiếu Volkswagen mà hãng nắm giữ để giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, thiệt hại đối với các nhà đầu tư bán khống cổ phiếu này, nhất là tỷ phú Merckle, là không hề nhỏ. Tuy không có số liệu chính xác, nhưng thiệt hại đối với ông Merckle trong vụ này lên tới hàng trăm triệu USD.
Vài tuần trước khi chết, trong tháng 12, ông Merckle đã trải qua những cuộc đàm phán căng thẳng với một nhóm các ngân hàng mà ông đã nợ 5 tỷ Euro, tương đương 6,7 tỷ USD, nhằm xin cấp một khoản vay mới nhằm cứu vãn công ty đầu tư mang tên VEM Vermögensverwaltung sau thua lỗ ở vụ đầu cơ cổ phiếu Volkswagen.
Nhiều khả năng, ông Merckle có thể phải bán một phần hoặc toàn bộ hãng dược phẩm Ratiopharm - tài sản được xem là hấp dẫn nhất của ông.
Tuy nhiên, tình thế quá cấp bách đã khiến vị tỷ phú này đi tới quyết định chấm dứt cuộc sống của chính mình.
Từ trước tới nay, người Đức vốn nổi tiếng với quan điểm đánh giá thấp các trò gian lận tài chính, trong đó có cả hoạt động bán khống. Do đó, vụ tỷ phú giàu thứ 5 ở nước này là ông Merckle tham gia bán khống cổ phiếu đã khiến không ít người Đức ngạc nhiên. Trước khi ông Merckle tự sát, Thống đốc bang Baden-Württemberg nơi gia đình Merckle sinh sống đã cân nhắc định cho tỷ phú này vay tiền, nhưng sau đó phải từ bỏ ý định này vì dân chúng ở đây phản đối.
Như nhiều gia đình giàu có khác ở Đức, nhà Merckle sống khá khép kín. Không có nhiều thông tin cá nhân được tiết lộ về vị tỷ phú có 4 người con này. Người ta chỉ biết ông là người thích trượt tuyết và leo núi, đồng thời là một nhà đầu tư khá bảo thủ.
Năm 2005 ông được trao giải thưởng Merit của Đức vì những thành tựu đạt được trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở bang Baden-Württemberg.
(Theo New York Times, Reuters, Bloomberg)
Thông tin ông Merckle tự sát vừa được gia đình ông xác nhận ngày 6/1. Vụ tự tử của vị tỷ phú 74 tuổi này càng khẳng định mức độ tàn phá khủng khiếp của cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra.
Ông Merckle được phát hiện đã chết trên một đường ray xe lửa gần khu biệt thự của ông ở khu vực Blaubeuren miền Nam nước Đức vào sáng ngày thứ Hai tuần này (5/1). Các cơ quan chức năng của Đức đã vào cuộc điều tra và khẳng định không có dấu hiệu nào cho thấy có bất kỳ ai liên quan tới cái chết của ông Merckle. Cảnh sát cũng cho biết, họ đã tìm thấy một lá thư tuyệt mệnh của vị tỷ phú này, nhưng nội dung của bức thư không được công bố.
“Căng thẳng trong vấn đề làm ăn do khủng hoảng tài chính gây ra, những bất ổn có liên quan trong mấy tuần gần đây, cũng như sự bất lực trong việc giải quyết tình hình, đã khiến ông Merckle đi tới quyết định chấm dứt cuộc sống của mình”, một tuyên bố của gia đình Merckle cho hay.
Sinh năm 1934 ở vùng Dresden, sau Thế chiến 2, ông Merckle đã tới vùng Tây Đức để khởi nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, ông đã tiếp quản công ty hóa chất quy mô gia đình từ ông bà nội. Khi đó, công ty này mới chỉ có 80 công nhân và doanh thu mỗi năm 4 triệu Mark Đức (2,8 triệu USD).
Sau đó, dưới sự lãnh đạo của ông Merckle, công ty này đã trở thành một trong những hãng dược phẩm lớn nhất trên thế giới - hãng Ratiopharm. Năm 2007, doanh thu của hãng này là 1,8 tỷ Euro.
Ngoài ra, ông còn xây dựng thêm hãng bán buôn dược phẩm Phoenix với doanh thu 21,6 tỷ Euro trong năm 2008, công ty đầu tư VEM Vermögensverwaltung, và công ty cung cấp vật liệu xây dựng HeidelbergCement.
Năm 2007, hãng HeidelbergCement đã mua lại đối thủ Hanson của Anh với giá 9,5 tỷ Bảng, tương đương 14 tỷ USD, trở thành một nhà cung cấp vật liệu xây dựng hàng đầu thế giới. Ở thời điểm đó, đây là vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử ngành vật liệu xây dựng.
Số nhân viên trong toàn bộ các công ty của tỷ phú này gộp lại cũng đã đạt mức 70.000 người.
Theo ước tính của tạp chí chuyên xếp hạng Forbes của Mỹ, tài sản của ông Merckle vào năm 2008 là 9,2 tỷ USD. Khối tài sản này giúp ông đứng ở vị trí thứ 94 trong danh sách những người giàu nhất thế giới và vị trí thứ 5 trong số những người giàu nhất nước Đức.
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính đã khiến tỷ phú này điêu đứng. Khoản tiền mà ông vay nợ để hãng HeidelbergCement mua lại công ty Hanson càng phình ra mà ông thì không thể xoay đâu ra tiền để trả trong bối cảnh khan hiếm tín dụng trên toàn cầu.
Tình hình càng xấu đi thêm khi ông Merckle chọn thời điểm sai lầm để đầu tư vào cổ phiếu của Volkswagen. Quý 3 năm ngoái, ông đã dùng một số tiền lớn để đầu cơ bán khống cổ phiếu của hãng xe hơi này.
Vụ đầu tư này đặt ông vào thế đối đầu với một gia đình nổi tiếng khác ở Đức là nhà Porsche, chủ hãng xe thể thao cùng tên vốn đang trong quá trình thôn tính Volkswagen. Ngày 26/10/2008, hãng Porsche tuyên bố đã thu thập được lượng cổ phiếu và quyền chọn cổ phiếu Volkswagen tương đương 75% cổ phần của hãng xe này.
Các nhà đầu tư bán khống cổ phiếu trước đó đã mượn cổ phiếu để bán khống với hy vọng về sau sẽ mua được với giá rẻ hơn để trả lại lúc này bị đẩy vào chân tường. Lý do là tuyên bố của Porsche đồng nghĩa với các nhà đầu tư bán khống khó mà mua lại được cổ phiếu của Volkswagen do lượng cổ phiếu của hãng này còn ngoài thị trường là rất ít.
Nhu cầu leo thang, khiến giá cổ phiếu Volkswagen tăng vọt lên mức 1.000 Euro/cổ phiếu, tương đương 1.260 USD/cổ phiếu, từ mức 210 USD/cổ phiếu, chỉ trong vòng có 2 phiên giao dịch.
Do lo ngại tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán Đức và uy tín của nước Đức với tư cách một trung tâm tài chính, hãng Porsche sau đó đã phải bán ra một phần cổ phiếu Volkswagen mà hãng nắm giữ để giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, thiệt hại đối với các nhà đầu tư bán khống cổ phiếu này, nhất là tỷ phú Merckle, là không hề nhỏ. Tuy không có số liệu chính xác, nhưng thiệt hại đối với ông Merckle trong vụ này lên tới hàng trăm triệu USD.
Vài tuần trước khi chết, trong tháng 12, ông Merckle đã trải qua những cuộc đàm phán căng thẳng với một nhóm các ngân hàng mà ông đã nợ 5 tỷ Euro, tương đương 6,7 tỷ USD, nhằm xin cấp một khoản vay mới nhằm cứu vãn công ty đầu tư mang tên VEM Vermögensverwaltung sau thua lỗ ở vụ đầu cơ cổ phiếu Volkswagen.
Nhiều khả năng, ông Merckle có thể phải bán một phần hoặc toàn bộ hãng dược phẩm Ratiopharm - tài sản được xem là hấp dẫn nhất của ông.
Tuy nhiên, tình thế quá cấp bách đã khiến vị tỷ phú này đi tới quyết định chấm dứt cuộc sống của chính mình.
Từ trước tới nay, người Đức vốn nổi tiếng với quan điểm đánh giá thấp các trò gian lận tài chính, trong đó có cả hoạt động bán khống. Do đó, vụ tỷ phú giàu thứ 5 ở nước này là ông Merckle tham gia bán khống cổ phiếu đã khiến không ít người Đức ngạc nhiên. Trước khi ông Merckle tự sát, Thống đốc bang Baden-Württemberg nơi gia đình Merckle sinh sống đã cân nhắc định cho tỷ phú này vay tiền, nhưng sau đó phải từ bỏ ý định này vì dân chúng ở đây phản đối.
Như nhiều gia đình giàu có khác ở Đức, nhà Merckle sống khá khép kín. Không có nhiều thông tin cá nhân được tiết lộ về vị tỷ phú có 4 người con này. Người ta chỉ biết ông là người thích trượt tuyết và leo núi, đồng thời là một nhà đầu tư khá bảo thủ.
Năm 2005 ông được trao giải thưởng Merit của Đức vì những thành tựu đạt được trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở bang Baden-Württemberg.
(Theo New York Times, Reuters, Bloomberg)