October 18, 2023 | 13:00 GMT+7

Người lao động Việt Nam tại Nhật Bản cần làm gì trước xu thế mất giá của đồng Yên?

Song Khánh -

Kể từ đầu tháng 5.2020 đến nay, đồng Yên của Nhật Bản liên tục giảm. Chuyên gia cho rằng, khi chênh lệch lãi suất còn tiếp tục gia tăng thì đồng Yên còn tiếp tục giảm giá. Lao động Việt Nam tại Nhật Bản đang chật vật xoay sở để đảm bảo sinh hoạt và gửi tiền về cho gia đình...

Các thực tập sinh được đào tạo trước khi sang Nhật Bản làm việc
Các thực tập sinh được đào tạo trước khi sang Nhật Bản làm việc

Trước diễn biến tiêu cực của đồng Yên, người lao động Việt Nam cần làm gì để đảm bảo sinh hoạt và tích lũy khi về nước cho người thân? Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thúy Hằng, Giám đốc điều hành Công ty CP cung ứng nhân lực Tadashi, đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản để giải đáp vấn đề này.

Thời gian qua, đồng Yên liên tục mất giá, điều này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người lao động Việt Nam đang lao động, làm việc tại Nhật Bản?

Việc đồng Yên mất giá so với các đồng tiền khác, đặc biệt là VND, đã làm giảm đáng kể thu nhập quy đổi sang tiền Việt của các lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy đồng yên sẽ chưa thể tăng giá trở lại ngay, các lao động Việt Nam ở Nhật vẫn đang tìm cách thích ứng với đồng Yên yếu.

Một số lao động tự điều chỉnh cuộc sống, điều chỉnh mức chi tiêu sao cho phù hợp hơn với tình hình hiện tại số khác lại giữ Yên để chờ đồng tiền này tăng giá trở lại sẽ gửi tất cả tiền tiết kiệm về cho gia đình nên không vấn đề gì cả. Tuy nhiên, việc đồng Yên mất giá có thể là vấn đề mang tính tạm thời và nhiều thực tập sinh Việt Nam đã chủ động điều chỉnh để thích ứng rất tốt.

Bà Lê Thúy Hằng, Giám đốc điều hành Công ty CP Cung ứng nhân lực Tadashi
Bà Lê Thúy Hằng, Giám đốc điều hành Công ty CP Cung ứng nhân lực Tadashi

Theo Tổ chức lao động thế giới, trung bình một lao động Việt Nam qua Nhật làm việc phải mất chi phí từ 192 triệu đồng. Theo chị đâu là lý do khiến chi phí tăng cao và làm thế nào để giảm bớt gánh nặng cho người lao động?

Chi phí đi Nhật thực tế của lao động sẽ tùy thuộc vào từng ngành nghề mà lao động lựa chọn, đơn cử nếu lao động chọn chương trình Điều dưỡng phí trọn gói theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ 3600$ (tương đương 85 triệu VNĐ), ngoài ra còn có cả những chương trình hợp tác đưa sinh viên, người lao động sang Nhật Bản việc theo các chương trình học bổng, tài trợ phí chỉ từ 0 đồng.

Nguyên nhân khiến các thực tập sinh phải gánh chi phí cao, mang nợ lớn là do có nhiều thông tin sai lệch, còn các hành vi không tuân thủ quy định cấm thu tiền thế chấp, bảo lãnh, về chi phí cho người môi giới đã cấm nhưng nhiều nơi vẫn không tuân thủ. Việc ít có các cơ sở giáo dục, đào tạo tại địa phương khiến người lao động phải gánh chi phí đi lại, ăn ở tại các trường dạy tiếng Nhật ở các thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...

Việc đồng Yên mất giá có ảnh hưởng đến nhu cầu tu nghiệp tại Nhật Bản của người lao động hay không? Người lao động cần làm gì trước xu thế này?

Theo số liệu thống kê lượng lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Tadashi 6 tháng đầu năm 2023 giảm nhẹ so với cùng kỳ các năm, do đồng yên mất giá phần nào làm ảnh hưởng đến tâm lý và lựa chọn của người lao động. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản vẫn có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối người lao động do: chế độ phúc lợi, văn hóa, môi trường làm việc phù hợp với người lao động Việt Nam, chính sách gia hạn visa, chuyển đổi visa để hưởng mức lương cao hơn, kéo dài thời gian làm việc tại Nhật Bản vô cùng dễ dàng, thuận lợi.

Ngoài ra, lượng lao động kết thúc hợp đồng trở về nước có nhu cầu muốn quay lại Nhật Bản làm việc theo chương trình Kỹ năng đặc định (Tokutei) 5 năm là rất lớn. Nếu so sánh số tiền một lao động tiết kiệm được khi làm việc tại Việt Nam với số tiền khi làm việc tại Nhật Bản thì Nhật Bản vẫn là thị trường tốt người lao động có thể gắn bó lâu dài.

Lượng lao động sang Nhật làm việc vẫn ngày một tăng lên, Những năm gần đây, số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản chiếm trên 50% số lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm tạo nên một cộng đồng người Việt rất đông đảo tại Nhật Bản.

Trước xu thế đồng Yên mất giá hiện nay, tôi nghĩ xu thế này chỉ là tạm thời, người lao động hãy xác định rõ mục tiêu, sở thích, năng lực của bản thân để lựa chọn hướng đi phù hợp nhất cho mình và Nhật Bản vẫn là thị trường tốt và vô cùng tiềm năng.

Một số xí nghiệp/ngành nghề tiếp nhận điều kiện làm việc nặng nhọc nhưng thu nhập không cao, chủ sử dụng đối xử không tốt, bố trí thực tập không đúng với ngành nghề, địa điểm đã đăng ký... Theo chị chúng ta cần làm gì để hạn chế vấn đề này?

Cần tuyên truyền hướng dẫn người lao động nên lựa chọn các công ty phái có uy tín, có kinh nghiệm lâu năm, tra cứu thông tin trên các kênh chính thống, công ty có giấy phép, năng lực hoạt động trong lĩnh vực phái cử đưa lao động ra nước ngoài làm việc.

Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước Việt cần kiên quyết có biện pháp xử lý đối với các doanh nghiệp phái cử vi phạm. Chúng ta hoan nghênh và ủng hộ việc phía Nhật Bản triển khai việc xem xét sửa đổi quy định liên quan đến chương trình tiếp nhận thực tập sinh, lao động nước ngoài đến Nhật Bản: thực hiện các hoạt động hỗ trợ thực tập sinh và tiếp tục hoàn thiện cơ chế để bảo vệ quyền lợi của lao động nước ngoài.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate