Trong thông cáo chung của Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ, hai bên cho biết số ca mắc sởi đã tăng trở lại sau nhiều năm dịch bệnh này liên tục giảm. Gần 870.000 người trên khắp thế giới mắc sởi vào năm 2019, đánh dấu mức tồi tệ nhất trong 23 năm qua. Trong đó có hơn 200.000 bệnh nhân không qua khỏi.
"Những dữ liệu này phản ánh rằng chúng ta đang thất bại trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bệnh sởi ở mọi khu vực trên thế giới", Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết trong một tuyên bố.Theo WHO, mặc dù số ca mắc sởi toàn thế giới ở mức thấp cho đến thời điểm này của năm 2020, song những biện pháp cần thiết để khống chế dịch bệnh Covid-19 đã khiến công tác tiêm chủng vaccine ngừa bệnh sởi đã bị gián đoạn, phá hỏng những nỗ lực nhằm ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ dịch bùng phát.WHO đưa ra cảnh báo đỏ về nguy cơ dịch sởi bùng phát khi có hơn 94 triệu người hiện không được tiêm chủng vaccine phòng sởi do các chương trình tiêm chủng tạm dừng ở 26 nước. Hiện chỉ có 8 nước trong số đó có thể tái khởi động các chương trình tiêm chủng phòng sởi. "Hàng triệu trẻ em có nguy cơ mắc căn bệnh này trong năm nay do các hạn chế được áp dụng nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn các chương trình tiêm chủng", WHO nêu trong báo cáo.
"Những dữ liệu này phản ánh rằng chúng ta đang thất bại trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bệnh sởi ở mọi khu vực trên thế giới", Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết trong một tuyên bố.Theo WHO, mặc dù số ca mắc sởi toàn thế giới ở mức thấp cho đến thời điểm này của năm 2020, song những biện pháp cần thiết để khống chế dịch bệnh Covid-19 đã khiến công tác tiêm chủng vaccine ngừa bệnh sởi đã bị gián đoạn, phá hỏng những nỗ lực nhằm ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ dịch bùng phát.WHO đưa ra cảnh báo đỏ về nguy cơ dịch sởi bùng phát khi có hơn 94 triệu người hiện không được tiêm chủng vaccine phòng sởi do các chương trình tiêm chủng tạm dừng ở 26 nước. Hiện chỉ có 8 nước trong số đó có thể tái khởi động các chương trình tiêm chủng phòng sởi. "Hàng triệu trẻ em có nguy cơ mắc căn bệnh này trong năm nay do các hạn chế được áp dụng nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn các chương trình tiêm chủng", WHO nêu trong báo cáo.
CDC cũng cho biết, việc không được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là nguyên nhân chính dẫn đến số ca tử vong gia tăng. "Bệnh sởi hoàn toàn có thể phòng ngừa được, nhưng thành công đòi hỏi 95% trẻ em phải được tiêm chủng đúng thời hạn bằng 2 liều vaccine". Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Geneva, Natasha Crowcroft - quan chức cấp cao tại WHO, nhấn mạnh việc tiêm vaccine sởi đã cứu sống hơn 25,5 triệu người trên toàn cầu kể từ năm 2000, nhưng tỷ lệ tiêm chủng giảm đồng nghĩa với việc số lượng trẻ em không được bảo vệ đang tăng lên hàng năm.
Henrietta Fore, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết: "Trước khi cuộc khủng hoảng Covid-19 ập đến, thế giới phải vật lộn với dịch bệnh sởi, và đến nay vẫn chưa biến mất. Trong khi các hệ thống y tế trên toàn cầu đang căng thẳng bởi đại dịch Covid-19, chúng ta không được để cuộc chiến chống lại một căn bệnh chết người này phải trả giá bằng cuộc chiến chống lại căn bệnh khác".
Tuần trước, UNICEF và WHO đã đồng loạt đưa ra lời kêu gọi các quốc gia hành động khẩn cấp để tái khởi động chiến dịch tiêm ngừa sởi và bại liệt, ngăn chặn hàng triệu ca tử vong trẻ em.Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... gặp ở cả trẻ em và người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây nhiều biến chứng quan trọng như viêm tai tại giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mặc mắt và đôi khi viêm não sau sởi,... Hầu hết các trường hơp tử vong đều do các biến chứng này.