Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến Việt Nam đang đứng trước sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu về năng lượng.
Trong khi đó, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ trong xây dựng các tòa nhà, các công trình xây dựng đến nay hầu như vẫn chưa được quan tâm.
Đây cũng là vấn đề được bàn luận tại hội thảo quốc tế với chủ đề về sử dụng kính an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, do Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam tổ chức ngày 17/10.
Tỷ lệ lãng phí nhiên liệu cao
Theo GS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Đại học Kiến trúc Hà Nội, ở nước ta, năng lượng tiêu thụ cho khu vực các tòa nhà, đặc biệt là các công trình nhà ở và công trình công cộng cao tầng ngay từ năm 1994 đã chiếm khoảng 23-24% trên tổng số năng lượng tiêu dùng. Tỉ lệ này tăng lên rất nhiều trong thời gian gần đây khi các đô thị phát triển rất mạnh mẽ và nguồn vốn đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể.
Trong khi đó vẫn tồn tại cách tiêu dùng lãng phí và sử dụng kém hiệu quả về năng lượng. Chỉ tính riêng Hà Nội và Tp.HCM đã có hàng trăm dự án các khu đô thị mới và rất nhiều công trình nhà ở, căn hộ cao tầng được xây dựng hoàn thiện, trong đó phần lớn đã đi vào sử dụng. Song các chủ đầu tư chưa quan tâm đến những biện pháp để tiết kiệm năng lượng cũng như chưa tính đến hiệu quả kinh tế và xã hội của các biện pháp này.
Nhiều công trình khách sạn cao tầng, cao ốc văn phòng và trung tâm thương mại có diện tích sàn sử dụng trên 10.000 m2 và tiêu thụ điện năng lớn hơn 2 triệu KWh/năm, trong quá trình vận hành cũng chưa tiến hành công tác kiểm toán năng lượng. Phần lớn các công trình khách sạn và công trình cao tầng mới xây dựng từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài thường được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn của nước ngoài, không thích hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và kinh tế kỹ thuật của Việt Nam.
Vì thế trong quá trình sử dụng nhiều năng lượng một cách không hợp lý và có nhu cầu sử dụng năng lượng lớn. Đa số các công trình công cộng như các tòa nhà hành chính, trường học, bệnh viện... được xây dựng trước đây đều dựa trên tiêu chuẩn thiết kế thấp, sử dụng các thiết bị lạc hậu có hiệu suất năng lượng chưa cao. Mặt khác, do hạn chế của điều kiện kinh tế xã hội, việc sử dụng năng lượng trong những công trình này kém hiệu suất, gây lãng phí.
Theo kết quả điều tra tổng quan tiềm năng tiết kiệm năng lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thực hiện, những bất hợp lý trong các giải pháp thiết kế công trình, đặc biệt là phần vỏ công trình kém hiệu quả cách nhiệt và lắp đặt thiết bị đã làm thất thoát nguồn năng lượng sử dụng trong công trình xây dựng từ 20-30%.
Trên thị trường vật liệu xây dựng hiện có tại các đô thị Việt Nam hiện thiếu hụt các loại vật liệu thân thiện với môi trường; trong công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc và phát triển đô thị hiện tại hoàn toàn chưa quan tâm tới vấn đề hiệu suất năng lượng của công trình xây dựng cao tầng và thương mại, chưa có những hướng dẫn và quy định cụ thể trong thẩm định cấp giấy phép xây dựng cho các loại công trình này.
Điều đó là do thiếu các giải pháp chế tài vì cho đến nay Việt Nam chưa ban hành bộ luật và văn bản dưới luật để bảo tồn và tiết kiệm năng lượng.Về vấn đề này, Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết: trên thế giới mặc nhiên coi việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường để xây dựng “kiến trúc xanh” là một điều bắt buộc. Các chế tài cho việc ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng cũng rất chặt chẽ.
Trong khi đó, nhìn tổng thể, chúng ta vẫn chưa có một chế tài cụ thể nào cho việc khuyến khích các công trình được xây dựng theo mô hình “kiến trúc xanh”, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ. Vướng mắc lớn nhất trong việc triển khai và nhân rộng mô hình “kiến trúc xanh” là do ngành sản xuất vật liệu thân thiện với môi trường còn ít phát triển.
“Đắt” và “rẻ”
Hiện tại, chúng ta chưa xây dựng được thị trường tiêu thụ vật liệu thân thiện môi trường một cách bài bản, chưa khích lệ được tiêu dùng, đầu tư công nghệ chưa tương xứng dẫn đến năng suất thấp, chủng loại không phong phú. Kết quả đương nhiên là giá bán sẽ cao, người tiêu dùng không chấp nhận.
Chúng ta cũng chưa có một tính toán cụ thể và sâu sắc nào về việc “đắt-rẻ” trong sử dụng loại vật liệu này. Liệu có phải “đắt” nếu sử dụng vật liệu thân thiện môi trường mà giảm tải trọng cho công trình, thời gian thi công được rút ngắn, tốn ít xi măng, sắt thép...; khi đi vào vận hành sử dụng lại tiết kiệm năng lượng hơn, môi trường sống tốt hơn, nhờ ngăn chặn được tối đa tình trạng bức xạ nhiệt, hiệu ứng lồng kính...? Đó là chưa kể đến những yếu tố có lợi cho cả xã hội, nền kinh tế và môi trường sống, sức khoẻ của cả cộng đồng.
Còn PGS-TS. Ngô Thám, Đại học Kiến trúc Hà Nội, thì cho rằng việc thiếu nhận thức về các sản phẩm và thực hành xây dựng hiệu suất năng lượng cao là một chướng ngại lớn đối với việc xúc tiến các công trình có hiệu suất năng lượng. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang là vấn đề cấp bách, rất cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế của Nhà nước đối với các chủ công trình áp dụng các giải pháp quản lý, cải tạo, lắp đặc các thiết bị, sản phẩm mới tiết kiệm năng lượng.
Theo các chuyên gia ngành xây dựng, thực trạng trên cho thấy cần nhanh chóng nghiên cứu và ban hành các tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng các công trình nhà ở, công trình hành chính cao tầng, công trình thương mại trong đó có những điều khoản quy định vấn đề về cách nhiệt cho lớp vỏ công trình, về hiệu suất năng lượng sử dụng bên trong công trình... Nếu áp dụng tốt từ khâu thiết kế thi công đến vận hành công trình, chúng ta có thể tiết kiệm từ 15-30% nhu cầu tiêu dùng về điện năng trong các khu vực các tòa nhà.
Đây là một con số không nhỏ, chẳng những mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn lao cho các chủ đầu tư, chủ công trình, người sử dụng mà còn đóng góp đáng kể cho việc phát triển bền vững đô thị, giảm nhẹ các tác động đến môi trường.
Trong khi đó, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ trong xây dựng các tòa nhà, các công trình xây dựng đến nay hầu như vẫn chưa được quan tâm.
Đây cũng là vấn đề được bàn luận tại hội thảo quốc tế với chủ đề về sử dụng kính an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, do Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam tổ chức ngày 17/10.
Tỷ lệ lãng phí nhiên liệu cao
Theo GS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Đại học Kiến trúc Hà Nội, ở nước ta, năng lượng tiêu thụ cho khu vực các tòa nhà, đặc biệt là các công trình nhà ở và công trình công cộng cao tầng ngay từ năm 1994 đã chiếm khoảng 23-24% trên tổng số năng lượng tiêu dùng. Tỉ lệ này tăng lên rất nhiều trong thời gian gần đây khi các đô thị phát triển rất mạnh mẽ và nguồn vốn đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể.
Trong khi đó vẫn tồn tại cách tiêu dùng lãng phí và sử dụng kém hiệu quả về năng lượng. Chỉ tính riêng Hà Nội và Tp.HCM đã có hàng trăm dự án các khu đô thị mới và rất nhiều công trình nhà ở, căn hộ cao tầng được xây dựng hoàn thiện, trong đó phần lớn đã đi vào sử dụng. Song các chủ đầu tư chưa quan tâm đến những biện pháp để tiết kiệm năng lượng cũng như chưa tính đến hiệu quả kinh tế và xã hội của các biện pháp này.
Nhiều công trình khách sạn cao tầng, cao ốc văn phòng và trung tâm thương mại có diện tích sàn sử dụng trên 10.000 m2 và tiêu thụ điện năng lớn hơn 2 triệu KWh/năm, trong quá trình vận hành cũng chưa tiến hành công tác kiểm toán năng lượng. Phần lớn các công trình khách sạn và công trình cao tầng mới xây dựng từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài thường được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn của nước ngoài, không thích hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và kinh tế kỹ thuật của Việt Nam.
Vì thế trong quá trình sử dụng nhiều năng lượng một cách không hợp lý và có nhu cầu sử dụng năng lượng lớn. Đa số các công trình công cộng như các tòa nhà hành chính, trường học, bệnh viện... được xây dựng trước đây đều dựa trên tiêu chuẩn thiết kế thấp, sử dụng các thiết bị lạc hậu có hiệu suất năng lượng chưa cao. Mặt khác, do hạn chế của điều kiện kinh tế xã hội, việc sử dụng năng lượng trong những công trình này kém hiệu suất, gây lãng phí.
Theo kết quả điều tra tổng quan tiềm năng tiết kiệm năng lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thực hiện, những bất hợp lý trong các giải pháp thiết kế công trình, đặc biệt là phần vỏ công trình kém hiệu quả cách nhiệt và lắp đặt thiết bị đã làm thất thoát nguồn năng lượng sử dụng trong công trình xây dựng từ 20-30%.
Trên thị trường vật liệu xây dựng hiện có tại các đô thị Việt Nam hiện thiếu hụt các loại vật liệu thân thiện với môi trường; trong công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc và phát triển đô thị hiện tại hoàn toàn chưa quan tâm tới vấn đề hiệu suất năng lượng của công trình xây dựng cao tầng và thương mại, chưa có những hướng dẫn và quy định cụ thể trong thẩm định cấp giấy phép xây dựng cho các loại công trình này.
Điều đó là do thiếu các giải pháp chế tài vì cho đến nay Việt Nam chưa ban hành bộ luật và văn bản dưới luật để bảo tồn và tiết kiệm năng lượng.Về vấn đề này, Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết: trên thế giới mặc nhiên coi việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường để xây dựng “kiến trúc xanh” là một điều bắt buộc. Các chế tài cho việc ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng cũng rất chặt chẽ.
Trong khi đó, nhìn tổng thể, chúng ta vẫn chưa có một chế tài cụ thể nào cho việc khuyến khích các công trình được xây dựng theo mô hình “kiến trúc xanh”, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ. Vướng mắc lớn nhất trong việc triển khai và nhân rộng mô hình “kiến trúc xanh” là do ngành sản xuất vật liệu thân thiện với môi trường còn ít phát triển.
“Đắt” và “rẻ”
Hiện tại, chúng ta chưa xây dựng được thị trường tiêu thụ vật liệu thân thiện môi trường một cách bài bản, chưa khích lệ được tiêu dùng, đầu tư công nghệ chưa tương xứng dẫn đến năng suất thấp, chủng loại không phong phú. Kết quả đương nhiên là giá bán sẽ cao, người tiêu dùng không chấp nhận.
Chúng ta cũng chưa có một tính toán cụ thể và sâu sắc nào về việc “đắt-rẻ” trong sử dụng loại vật liệu này. Liệu có phải “đắt” nếu sử dụng vật liệu thân thiện môi trường mà giảm tải trọng cho công trình, thời gian thi công được rút ngắn, tốn ít xi măng, sắt thép...; khi đi vào vận hành sử dụng lại tiết kiệm năng lượng hơn, môi trường sống tốt hơn, nhờ ngăn chặn được tối đa tình trạng bức xạ nhiệt, hiệu ứng lồng kính...? Đó là chưa kể đến những yếu tố có lợi cho cả xã hội, nền kinh tế và môi trường sống, sức khoẻ của cả cộng đồng.
Còn PGS-TS. Ngô Thám, Đại học Kiến trúc Hà Nội, thì cho rằng việc thiếu nhận thức về các sản phẩm và thực hành xây dựng hiệu suất năng lượng cao là một chướng ngại lớn đối với việc xúc tiến các công trình có hiệu suất năng lượng. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang là vấn đề cấp bách, rất cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế của Nhà nước đối với các chủ công trình áp dụng các giải pháp quản lý, cải tạo, lắp đặc các thiết bị, sản phẩm mới tiết kiệm năng lượng.
Theo các chuyên gia ngành xây dựng, thực trạng trên cho thấy cần nhanh chóng nghiên cứu và ban hành các tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng các công trình nhà ở, công trình hành chính cao tầng, công trình thương mại trong đó có những điều khoản quy định vấn đề về cách nhiệt cho lớp vỏ công trình, về hiệu suất năng lượng sử dụng bên trong công trình... Nếu áp dụng tốt từ khâu thiết kế thi công đến vận hành công trình, chúng ta có thể tiết kiệm từ 15-30% nhu cầu tiêu dùng về điện năng trong các khu vực các tòa nhà.
Đây là một con số không nhỏ, chẳng những mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn lao cho các chủ đầu tư, chủ công trình, người sử dụng mà còn đóng góp đáng kể cho việc phát triển bền vững đô thị, giảm nhẹ các tác động đến môi trường.