Vn-Index kết thúc phiên giao dịch ảm đạm cuối tuần với mức giảm 6,02% chỉ số giật lùi về mốc 1.183 điểm khi thị trường không có thông tin tích cực hỗ trợ, tuy nhiên nếu so với cuối tuần trước thì mức giảm này lại trở nên nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Thanh khoản ba sàn khớp lệnh 23.000 tỷ đồng trong đó khối ngoại lại bất ngờ bán tháo mạnh giá trị ròng ròng 865,3 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 780,8 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Dịch vụ tài chính, Du lịch và Giải trí. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: DXG, DGC, VND, VCG, VIX, VCI, HCM, VNM, KDH, PDR
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: CTG, MWG, HPG, DPM, VPB, VIC, VCB, HDG, VHM
Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 716 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 662,1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 12/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm: VCG, CTG, VPB, MWG, HPG, DPM, VHM, VIC, DCM, HDG
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 6/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Bất động sản, Dịch vụ tài chính. Top bán ròng có: DXG, DIG, DGC, VND, VNM, SSI, PVD, CTR, CTD
Tự doanh mua ròng 31,5 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 1.4 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 8/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Bất động sản, Bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm DIG, CTG, MWG, PLX, CTR, DGC, VIC, MBB, DXG, FRT. Top bán ròng là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top cổ phiếu được bán ròng gồm ACB, VPB, TCB, VHM, VRE, HDB, HSG, GMD, STB, TPB
Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 96,6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 120.1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 5/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Xây dựng và Vật liệu Top bán ròng có VCG, FPT, DCM, TCB, VPB, VIC, SAB, SBT, MSB, HDC. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bất động sản. Top mua ròng có DXG, DIG, SSI, TPB, HPG, STB, VNM, PVD, CTD, VCB
Nuôi trồng nông & hải sản chứng kiến tỉ trọng GTGD cải thiện mạnh phiên hôm nay sau khi duy trì ở mức dưới 3% trong nhiều ngày trước đó. Chỉ số giá tăng 1,54% so với hôm qua và 12,3% trong 1 tháng gần đây.
Nhiều cổ phiếu ngành Nuôi trồng nông & hải sản có giá và thanh khoản cùng tăng mạnh. Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Rel của cả ngành hồi phục từ mức thấp nhất trong vòng 1 năm.
Nhóm có giao dịch tích cực chủ yếu là cổ phiếu Thủy sản (bao gồm IDI, ANV, CMX, VHC) sau khi có tin Trung Quốc ngừng nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản do lo ngại vấn đề rủi ro an toàn thực phẩm vì ảnh hưởng từ nước thải hạt nhân Fukushima. Cần lưu ý rằng, năm 2022, Trung Quốc chi hơn 500 triệu USD để nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản, chủ yếu là cá hồng, sò điệp và cá thu, trong khi chi tới 1,7 tỷ USD để nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam (chủ yếu là cá tra và tôm).
Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa vừa VNMID tăng lên mức 51,55% từ 45,89% và chỉ số VNMID tăng 0,66%.
Nhiều cổ phiếu VNMID tăng giá hôm nay được hỗ trợ bởi thanh khoản cải thiện mạnh so với hôm qua, dẫn đầu là nhóm Tài chính (VND, EIB, VIX) và xuất khẩu như Hóa chất (DGC), Thủy sản (ANV, VHC). Cũng có một số cổ phiếu VNMID ghi nhận thanh khoản tăng mạnh nhưng giá cổ phiếu đi xuống, bao gồm VCG và KBC.
Ngược lại, nhóm vốn hóa lớn VN30 và vốn hóa nhỏ VNSML có tỉ trọng GTGD giảm. Cụ thể, tỉ trọng GTGD của nhóm VN30 giảm về 34,55% và chỉ số VN30 giảm 0,66%. Tỉ trọng GTGD của nhóm VNSML giảm xuống 7,41% và chỉ số VNSML giảm 0,16%.