July 18, 2008 | 09:15 GMT+7

Nhân lực cao bớt “mặn mà” với doanh nghiệp FDI

Quỳnh Lam

Sự chuyển dịch lao động có trình độ cao ra khỏi doanh nghiệp FDI đang diễn ra khá lớn

Thu nhập vẫn luôn là lợi thế để “níu chân” lao động.
Thu nhập vẫn luôn là lợi thế để “níu chân” lao động.

Sự chuyển dịch lao động có trình độ cao ra khỏi doanh nghiệp FDI đang diễn ra khá lớn.

Đặc biệt, ở khu vực Đông Nam Bộ, con số này đã lên tới gần 53%.

Đây là con sđược đưa ra trong báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2007 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Giải thích hiện tượng trên, ông Phạm Quang Ngọc, một trong những thành viên nghiên cứu và soạn thảo báo cáo này cho rằng, thị trường lao động Việt Nam ngày càng trở nên chuyên nghiệp, trong thị trường đó, lao động họ có quyền lựa chọn và dịch chuyển theo lợi ích của họ.

Ông Ngọc lấy ví dụ, có thể trước đây trí thức trẻ đổ xô vào các daonh nghiệp FDI vì cho rằng, ngoài mức thu nhập cao, họ còn được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp.

Ngược lại, khi xã hội phát triển, sự chuyên nghiệp trong môi trường làm việc trở nên bão hoà, mức thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp FDI chắc chắn cao hơn so với mặt bằng thu nhập chung, tuy nhiên kèm theo đó họ cũng phải chấp nhận một sức ép công việc lớn và áp lực cao về thời gian.

Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc VCCI, các biến động phức tạp trên thị trường lao động hiện nay và việc dịch chuyển lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an sinh xã hội và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

"Tuy nhiên, sự chuyển dịch lao động ra khỏi doanh nghiệp FDI năm nay sẽ chững lại bởi trong thời buổi lạm phát, thu nhập vẫn là lợi thế để “níu chân” lao động”, bà Hằng nói.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate