Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia phát triển nhanh tại Đông Nam Á cũng như châu Á, có tiềm năng và thu hút rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài và các công ty trong nước với tham vọng khai thác được những lợi ích từ thị trường gần 100 triệu dân. Tuy nhiên, với 63 tỉnh thành trải dài, địa hình đồi núi phức tạp và dân cư tập trung chủ yếu tại khu vực đồng bằng (chiếm tới ¾ dân số), thách thức đặt ra với các doanh nghiệp tham vọng là làm sao để vươn mình tiếp cận, khai phá được thị trường mới khi “miếng bánh” đô thị đang quá chật chội.
Sự phát triển của thương mại điện tử cùng dịch vụ vận chuyển giúp người tiêu dùng lẻ tiếp cận được với người bán, doanh nghiệp dễ dàng. Nhưng chừng đó là chưa đủ khi các nhãn hàng luôn đau đầu tìm hướng đi để có thể chủ động hơn đối với khách hàng, thay vì ngồi chờ họ tìm tới mình.
Giải pháp truyền thống là doanh nghiệp sử dụng đội ngũ nhân viên thị trường để tiếp cận nhà bán lẻ, mời chào và hợp tác cùng họ để mở rộng độ phủ thị trường, đưa hàng tới người tiêu dùng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên phương án này có nhược điểm tốn kém chi phí khi cần lượng nhân sự lớn nếu muốn phủ rộng địa bàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không thể cùng lúc đáp ứng nhu cầu lớn và nhanh chóng của nhà bán lẻ để làm đầy kệ hàng vì điều này phụ thuộc vào kênh phân phối địa phương, chính là nhân viên thị trường.
Kinh doanh thời 4.0 đòi hỏi nhiều hơn thế, trong khi vẫn đặt ra bài toán tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ, sàn thương mại điện tử B2B như Telio xuất hiện, trở thành “người gỡ nút thắt” cho doanh nghiệp, xử lý nhanh gọn đề bài tìm giải pháp phân phối nhưng vẫn phải tiết kiệm.
Telio là sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) đầu tiên tại Việt Nam, với nhiệm vụ kết nối doanh nghiệp tới các nhà bán lẻ nhằm mang tới những thay đổi tích cực cho cả đôi bên, cũng như hệ thống hóa lại quá trình giao dịch.
Thông qua Telio, nhà bán hàng có thể dễ dàng tiếp cận với đa dạng mặt hàng mà doanh nghiệp đang cung ứng cho thị trường. Mọi chương trình, ưu đãi, giá cả đều công khai với tất cả nhà bán. Thay vì thụ động đợi nhân viên tiếp thị đến chào mời, họ giờ đây hoàn toàn chủ động tìm kiếm mặt hàng đang cần hay đang thiếu, tự mình tạo yêu cầu đặt mua và ung dung chờ lấp đầy kho hàng chỉ trong 24 đến 48h, thậm chí chỉ trong 6 giờ từ khi đặt hàng mà không tốn thêm chi phí nào.
Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới lẫn trong nước đều đang là đối tác trên Telio. Do vậy, nhà bán lẻ dù ở quy mô nào cũng không phải lo lắng về sự đa dạng sản phẩm mà họ có thể đặt được thông qua sàn thương mại điện tử B2B này.
Đối với doanh nghiệp là các nhãn hàng, lợi ích có được từ Telio còn lớn hơn rất nhiều. Không chỉ mở ra thêm một kênh giao dịch, phân phối hàng hóa để tăng tổng giá trị giao dịch đến từ các sản phẩm chiến lược, nhãn hàng còn dễ dàng mở rộng phạm vi và thị trường phục vụ dù không cần tới các chiến dịch khảo sát thực địa hay tăng lượng nhân viên tiếp thị tại các địa phương.
Lãnh đạo một công ty đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm chia sẻ quyết định đưa danh mục lên Telio đã giúp đơn vị của ông gia tăng tổng giá trị giao dịch (GMV) cho các dòng sản phẩm chiến lược dành cho thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, tập khách hàng của hãng tại TP Hồ Chí Minh được mở rộng đáng kể, nhanh chóng. “Mục tiêu gia tăng sự hiện diện ở thị trường tỉnh, thành mới của chúng tôi cũng trở nên dễ dàng hơn với Telio”, ông khẳng định.
Sự “dễ dàng” này có được nhờ mạng lưới đại lý bán lẻ mà Telio đang phục vụ trên toàn quốc đã lên tới hơn 35.000, có mặt ở 26 tỉnh, thành khác nhau trên toàn Việt Nam. Dự kiến tới hết 2022, con số này sẽ tăng lên thành 150.000 đại lý ở 45 (trên tổng 63) tỉnh thành cả nước.
Một doanh nghiệp lớn chuyên phân phối ngành hàng tiêu dùng (FMCG) có trên 25 năm kinh nghiệm cũng đã đạt kế hoạch mở rộng độ phủ ở 26 tỉnh, thành mà Telio đang hoạt động. Thành công đó giúp hãng tự tin cam kết đồng hành với Telio trong chiến lược tăng hiện diện tại 45 tỉnh, thành vào cuối năm 2022.
“Chúng tôi cung cấp cho doanh nghiệp thông tin thị trường để lập chiến lược phù hợp, hỗ trợ và đồng hành với họ nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra, cùng họ xây dựng thị trường và phát triển”, đại diện Telio nhấn mạnh.
Không chỉ tận dụng được mạng lưới nhà bán lẻ tại các địa phương, Telio còn trở thành sàn B2B đầu tiên và duy nhất tới lúc này ra mắt gian hàng trên Zalo, mở ra cơ hội tiếp cận hàng chục triệu người dùng nền tảng này. Hãng đã huy động 51 triệu USD từ các nhà đầu tư để hiện thực hóa sứ mệnh dùng công nghệ và dữ liệu lớn nhằm nâng tầm nhà sản xuất cũng nhà bán lẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau.