Tổng nợ phải thu của doanh nghiệp nhà
nước đến 31/12/2008 lên tới
26.586 tỷ đồng, chiếm 19,34% tổng tài sản và 55,48% vốn chủ sở hữu.
Số liệu này được công bố tại cuộc họp báo công bố kết quả kiểm toán năm
2009 và thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2008, do Kiểm toán
Nhà nước tổ chức sáng nay (29/7).
Theo
đó, trong năm 2009, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán báo cáo
quyết toán của 21 bộ, cơ quan Trung ương, 37 tỉnh, thành phố, 22 dự án
đầu tư, chương trình mục tiêu quốc gia, 5 chuyên đề, 31 tập đoàn, tổng
công ty và các tổ chức tài chính ngân hàng...
Kết quả kiểm toán
tại các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính, ngân hàng cho
thấy, có đến 88% (161/183) doanh nghiệp nhà nước được kiểm toán kinh
doanh có lãi cho dù nền kinh tế có chịu tác động của suy giảm kinh tế.
Đa số doanh nghiệp đã bảo toàn và phát triển được vốn.
Theo đánh
giá của Kiểm toán Nhà nước, phần lớn các tập đoàn, tổng công ty đã phản
ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, công tác
hạch toán kế toán còn nhiều sai sót nên sau kiểm toán đã phải điều chỉnh
lại.
Cụ thể, đã điều chỉnh tăng tổng tài sản, nguồn vốn lên tới
190 tỷ đồng, giảm tổng doanh thu - thu nhập thuần 6.215 tỷ đồng, giảm
tổng chi phí 7.021 tỷ đồng, tăng lợi nhuận trước thuế 805,6 tỷ đồng,
tăng thuế và các khoản thu phải nộp vào ngân sách nhà nước là 536 tỷ
đồng.
Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước kết luận tỷ lệ đối chiếu nợ ở
nhiều doanh nghiệp vẫn thấp, các khoản phải thu khó đòi tồn đọng nhiều
năm chưa được xử lý dứt điểm.
Về quản lý đất đai và bất động sản
của các tập đoàn, tổng công ty, Kiểm toán Nhà nước khẳng định: có nhiều
đơn vị đang quản lý, sử dụng số lượng lớn các cơ sở, diện tích nhà đất.
Chẳng
hạn như Tổng công ty Lương thực Miền Nam là 1.657.050 m2 đất, Tập đoàn
Hóa chất Việt Nam là trên 13 triệu m2 đất, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt
Nam là trên 38 triệu m2 đất, Tổng công ty Hàng không Miền Nam là trên
5,5 triệu m2 đất...
Đối với các tổ chức tài chính - ngân hàng,
báo cáo của Kiểm toán Nhà nước khẳng định, cho dù phần lớn hoạt động
hiệu quả, song chất lượng tín dụng của một số ngân hàng còn tiềm ẩn
nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng tăng.
Đặc
biệt, hoạt động góp vốn đầu tư, liên doanh liên kết, kinh doanh chứng
khoán của các ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm trong năm 2008 có
hiệu quả thấp. Trong đó, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu
Long (MHB) đã đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại vượt quá tỷ lệ quy
định (vượt 11% vốn điều lệ).
Căn cứ trên kết quả kiểm toán, Kiểm
toán Nhà nước kiến nghị các cơ quan thẩm quyền xử lý tài chính 14.768 tỷ
đồng, trong đó tăng thu 4.536 tỷ đồng, giảm chi 3.405 tỷ đồng, nợ đọng
phát hiện tăng thêm 637 tỷ đồng, các khoản phải nộp và hoàn trả vào ngân
sách nhà nước là 5.722 tỷ đồng, xử lý khác 468 tỷ đồng.
Liên
quan đến kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
trong năm 2008, Phó tổng kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái cho biết, tính
đến cuối năm 2009, việc thực hiện các kiến nghị xử lý tài chính của Kiểm
toán Nhà nước đạt 62%, tương đương 10.819 tỷ đồng/17.452 tỷ đồng, trong
đó phần lớn là ở các địa phương.
Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến
nghị sửa đổi, bổ sung 6 văn bản nhưng đến nay mới chỉ tiếp thu, sửa đổi
được 2 văn bản.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.
VnEconomy is not responsible for the translation.
Google translate