Theo báo cáo mới nhất từ Statista, dựa trên số lượng các chuyến du lịch inbound được ghi nhận tại các quốc gia, Pháp là điểm đến du lịch được ưa chuộng nhất thế giới. Quốc gia châu Âu này chào đón 72.4 triệu khách du lịch nhập cảnh mỗi năm, chỉ hơn quốc gia “hàng xóm” Tây Ban Nha 1.6 triệu lượt khách.
Điều gì khiến Pháp lại trở thành quốc gia được khách du lịch quốc tế ưa chuộng đến vậy? Câu trả lời có thể phụ thuộc nhiều vào sở thích cá nhân, tuy nhiên, vị thế của thủ đô Paris - một trong những trung tâm văn hóa hàng đầu châu Âu - chính là một lý do quan trọng.
Hơn thế nữa, với quy mô rộng lớn - theo tiêu chuẩn của châu Âu - Pháp sở hữu nhiều điều thú vị, từ những bãi biển đầy nắng ấm áp ở miền Nam đến những dãy núi Alps tuyết phủ thích hợp cho môn trượt tuyết và nền ẩm thực trứ danh trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, vị trí trung tâm của Pháp ở Tây Âu cũng biến nơi đây thành điểm khởi hành lý tưởng cho những du khách mong muốn thực hiện chuyến du lịch dài ngày để khám phá châu Âu.
Tại châu Âu, du khách Anh thích tận hưởng mùa hè ở Tây Ban Nha, người Croatia ưa chuộng các kỳ nghỉ trượt tuyết tại Áo, trong khi người Scandinavi thường lựa chọn những quốc gia ấm áp như Tây Ban Nha và Hy Lạp. Croatia cũng đón nhận một lượng lớn du khách từ các quốc gia láng giềng như Hungary, Slovenia, Cộng hòa Séc và Ba Lan, những du khách này thường đến để thư giãn trên những bãi biển xinh đẹp của Croatia trong những ngày hè ấm áp.
Mặc dù Tây Ban Nha vẫn chiếm ưu thế là điểm đến du lịch vào mùa hè số của các du khách châu Âu, Croatia đang dần thu hẹp khoảng cách, với ngày càng nhiều du khách hài lòng với trải nghiệm tại quốc gia này mỗi năm.
Bờ biển Dalmatia của Croatia chứng kiến sự phát triển của hàng loạt khách sạn mới sang trọng, cùng với đó, nền ẩm thực tinh tế của quốc gia này cũng được Ủy ban Michelin công nhận. Những điều này đã giúp Croatia khẳng định vị thế là một trong những điểm đến hấp dẫn quanh năm tốt nhất châu Âu.
Bên cạnh đó, thị tường du lịch toàn cầu đang chứng kiến châu Á nổi lên như là khu vực dẫn đầu về lượng du khách Hồi giáo, với Indonesia và Malaysia luôn đứng đầu bảng xếp hạng. Singapore cũng duy trì vị thế vững chắc, xếp thứ 12 trên toàn cầu. Các điểm đến ở Đông Nam Á thể hiện sự xuất sắc trên các tiêu chí then chốt, với Indonesia và Malaysia đạt 73 điểm, Singapore đạt 64 điểm, Thái Lan đạt 52 điểm và Philippines đạt 46 điểm.
Báo cáo của Seasia Stats đã đánh giá gần 140 quốc gia, nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường du lịch Hồi giáo và dự báo sự gia tăng đáng kể về lượng du khách quốc tế theo đạo Hồi. Ước tính trong năm nay, con số này đạt 140 triệu lượt và dự kiến sẽ tăng vọt lên 230 triệu lượt vào năm 2028, với chi tiêu dự kiến đạt 225 tỷ USD.
Ngành du lịch thế giới trải qua 4 năm gập ghềnh vì đại dịch nhưng lượng khách quốc tế dự kiến hồi phục trong năm 2024. Tuy nhiên, không ai dám chắc về tốc độ tăng trưởng du lịch toàn cầu có tiếp tục hay không do lạm phát, biến đổi khí hậu, căng thẳng địa chính trị đang diễn ra.
Nhiều quốc gia đã có biện pháp giảm thiểu các rủi ro kể trên cũng như tối đa hóa tiềm năng du lịch - lữ hành để tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Mỹ cũng là một trong số đó. Cuối tháng 5 vừa qua, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Du lịch & Lữ hành 2024 (TTDI), Mỹ xếp thứ nhất.
TTDI 2024 xếp hạng 119 quốc gia, vùng lãnh thổ. Điểm số được tính từ 102 chỉ số nằm trong 17 hạng mục trụ cột. 17 hạng mục này được phân vào 5 nhóm lớn: môi trường thuận lợi; chính sách và tạo điều kiện cho du lịch hoạt động; cơ sở hạ tầng và dịch vụ; tài nguyên du lịch và lữ hành; tính bền vững.
Mỹ vượt trội hơn so với quốc gia khác về điểm số các trụ cột chính như môi trường kinh doanh, không khí, hạ tầng giao thông, tài nguyên thiên nhiên. Điểm số cao phản ánh cơ sở hạ tầng vững mạnh của đất nước, đi lại giữa các thành phố dễ dàng, điểm đến văn hóa - tự nhiên đa dạng, thông tin chỉ dẫn về điểm đến thân thiện.