September 07, 2023 | 15:30 GMT+7

Những tín hiệu tích cực của hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á

Ngô Huyền -

Tình hình kinh tế khó khăn trong năm nay có thể khiến nhiều người băn khoăn về tương lai của hệ sinh thái khởi nghiệp khu vực. Trong tháng 6, nguồn vốn khởi nghiệp khu vực đã giảm xuống mức thấp nhất là 445 triệu USD trong tháng 6…

Những tín hiệu tích cực của hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á
Những tín hiệu tích cực của hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á

Trong những năm gần đây, các công ty đã phải đối mặt với những khủng hoảng chưa từng có.do nguồn vốn mạo hiểm (VC) hạn chế vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

THÁCH THỨC CỦA THỊ TRƯỜNG 

Hơn nữa, giá năng lượng, chi phí sản xuất tăng cộng với áp lực lạm phát của thị trường, đang làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng, khiến các doanh nghiệp mới gặp khó khăn trong việc tạo ra doanh thu. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn, xung đột ở Ukraine đang khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Khác với tình trạng sa thải hàng loạt đã diễn ra phổ biến để các doanh nghiệp hợp lý hóa hoạt động của họ, nhiều công ty Đông Nam Á đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân tài trong khu vực. Các nhà tuyển dụng đang cố gắng thích nghi và chăm sóc người lao động bằng cách cung cấp dịch vụ tư vấn, chương trình chăm sóc sức khỏe, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, công việc kết hợp, v.v. để giữ chân và thu hút nhân tài. 

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, có rất nhiều tín hiệu báo hiệu một tương lai tốt đẹp cho hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á từ nay đến cuối năm nay.

TÍN HIỆU TÍCH CỰC CHO HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP 

Trong vài năm nay, chính phủ các nước ASEAN tích cực thúc đẩy số hóa nền kinh tế. Cách tiếp cận này đã mang lại những lợi ích to lớn cho sự phát triển của quốc gia, cùng với đó, tạo ra cơ hội cho các công ty khởi nghiệp đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo đang xuất hiện. 

Theo công ty dịch vụ PriceWaterhouseCoopers (PWC), ASEAN đang chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép các công ty khởi nghiệp kiếm tiền từ nhiều nguồn và cơ sở khách hàng dự kiến sẽ là 623 triệu công dân vào năm 2030. Theo đó, công nghệ tài chính (fintech) đang tạo dấu ấn mạnh mẽ nhờ khả năng tiếp cận dễ dàng, tính toàn diện và sự tiện lợi. Đông Nam Á được biết đến là nơi có nhiều công dân không sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và fintech giúp dân chủ hóa khả năng tiếp cận tất cả mọi người dễ dàng hơn. Fintech cũng hữu ích cho các công ty khởi nghiệp thương mại điện tử có thể nhúng cơ sở hạ tầng tài chính vào ứng dụng và dịch vụ của họ để thực hiện thanh toán liền mạch cho khách hàng.

Ngoài ra, các nhà sáng lập đang khám phá các nguồn tài trợ thay thế nhờ các giải pháp công nghệ tài chính mới. Theo đó, ngoài việc sử dụng tiền của họ, vay từ ngân hàng, tìm kiếm nguồn tài trợ từ chính phủ hoặc huy động nguồn lực từ cộng đồng, những người sáng lập có thể đăng ký các trò chơi dựa trên blockchain như Axie Infinity cho phép họ kiếm tiền trong trò chơi.

Theo Statista Research, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh sẽ tiếp tục gia tăng ở ASEAN với mức tăng trưởng của thị trường là 0,6% vào năm 2024. 
Theo Statista Research, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh sẽ tiếp tục gia tăng ở ASEAN với mức tăng trưởng của thị trường là 0,6% vào năm 2024. 

Các lĩnh vực khác như blockchain, tiền điện tử, Web3, AI tạo sinh, metaverse vẫn đang phát triển ổn định. Thị trường xe điện đang tạo dấu ấn ở quốc gia như Viet Nam, Indonesia (nơi có trữ lượng lớn niken, nguyên liệu chip thô). Sự phát triển của công nghệ 5G cũng sẽ thay đổi cách mọi người giao tiếp và giao dịch trực tuyến với tốc độ nhanh hơn và giải pháp truyền dữ liệu tốt hơn.

Cuối cùng, ASEAN đang giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực trong khu vực bằng cách áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhau. Chẳng hạn như Singapore đang giải quyết vấn đề đất canh tác hạn chế bằng cách sử dụng các kỹ thuật như canh tác thẳng đứng.

ĐÔNG NAM Á TẠO ĐÀ TIẾN TỚI 2024 

Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, các công ty khởi nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ các chính sách tích cực của chính phủ, sự hỗ trợ của các bên liên quan. 

Theo đó, các chính phủ cần thực hiện các chính sách giảm bớt các ràng buộc pháp lý, các gánh nặng tài chính cho các công ty khởi nghiệp đồng thời tiếp tục tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ.

Theo Tech Collective, mức độ số hóa chưa đầy đủ ở khu vực nông thôn sẽ tạo cơ hội cho những người sáng lập ở những thị trường chưa được khai thác này. Trên thực tế, kinh tế khu vực thành thị luôn được thúc đẩy trong khi người dân nông thôn ít được tiếp cận với các giải pháp công nghệ quan trọng. Do đó, việc tạo sân chơi công nghệ bình đẳng là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Ngoài ra, nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á được dự báo sẽ tạo ra 20 tấn khí thải carbon vào năm 2030, vì vậy, các doanh nghiệp công nghệ xanh, cải thiện quản lý chất thải và phát triển các sản phẩm bền vững sẽ là xu hướng khởi nghiệp mạnh mẽ không chỉ tại Đông Nam Á mà còn nhiều khu vực khác trên thế giới. 

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate