March 24, 2023 | 06:50 GMT+7

NIC phối hợp với Siemens hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số

Anh Nhi -

Các giải pháp công nghệ mới nhất hiện nay trong sản xuất như thiết kế cơ khí, thiết kế điện, mô phỏng sản phẩm, thiết kế khuôn hay quét 3D… sẽ được cung cấp cho các doanh nghiệp nhằm góp phần cải tiến năng suất chất lượng, giúp doanh nghiệp Việt tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu…

Ở Việt Nam, chuyển đổi số đã diễn ra ở hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức độ khác nhau.
Ở Việt Nam, chuyển đổi số đã diễn ra ở hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức độ khác nhau.

Tại Hội thảo “Thúc đẩy Đổi mới sáng tạo thông qua các ứng dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất” vừa diễn ra, ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cho biết trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan xen.

“Để tận dụng được những cơ hội đó, chuyển đổi số là yêu cầu, xu hướng tất yếu, khách quan để cộng đồng doanh nghiệp đứng vững và phát triển”, ông Thịnh nói.

Hiện nay, ở Việt Nam, chuyển đổi số đã diễn ra ở hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng theo ông Đỗ Tiến Thịnh, quá trình này cần phải triển khai với kế hoạch cụ thể và thiết kế sao cho phù hợp với đặc tính của từng ngành và của từng doanh nghiệp.   

Theo đó, các giải pháp công nghệ mới nhất hiện nay như Mechanical Design (thiết kế cơ khí); VR (Công nghệ thực tế ảo); Electrical Design (thiết kế điện); Product Data Management (quản lý dữ liệu sản phẩm); Scan 3D (quét 3D); Process Simulation (mô phỏng quy trình); Plant Design & Optimization (thiết kế và tối ưu hoá); APS (lập kế hoạch và điều độ nâng cao); IoT (Internet vạn vật);… đã được giới thiệu tới các doanh nghiệp.

Ngoài ra, kinh nghiệm trong quá trình vận hành nhà máy thông minh, mô phỏng và tối ưu hóa sản phẩm với Simcenter, mô phỏng và điều hành ảo nhà máy sản xuất, giải pháp gia công đa trục của Siemens, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, doanh nghiệp số… cũng được các chuyên gia, doanh nghiệp đi trước như ESTEC, Hitachi, Top Solutions, Kanto, Busan… chia sẻ.

Các diễn giả thảo luận tại Hội thảo.
Các diễn giả thảo luận tại Hội thảo.

Theo ông Võ Hồng Kỳ, Giám đốc bộ phận Phầm mềm công nghiệp, Ban Công nghiệp số của Siemens, chuyển đổi số đối với doanh nghiệp sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp phát hiện ra sản phẩm lỗi, hỏng trong quá trình sản xuất nhờ ứng dụng phần mềm, giúp doanh nghiệp có thể phân tích, khắc phục một cách nhanh chóng trong một thời gian ngắn thay vì phải mất tới vài tháng như trước đây.

Qua đó, việc xử lý nhanh chóng các sản phẩm lỗi, hỏng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí sản xuất, tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình này, Siemens và Công ty Vietbay sẽ cung cấp gói Dịch vụ Tư vấn – Đào tạo - Hỗ trợ Kỹ thuật về Nghiên cứu Phát triển sản phẩm và Gia công Sản xuất dành cho 20 doanh nghiệp đầu tiên đăng ký.

Các gói dịch vụ này góp phần cải tiến năng suất chất lượng hiệu quả làm tăng sức cạnh tranh, giúp doanh nghiệp Việt tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate