Chính phủ Anh đã quyết định quốc hữu hóa ngân hàng cho vay địa ốc Bradford & Bingley, vốn đang bên bờ vực phá sản.
Theo đó, các nhà chức trách sẽ tiếp quản lượng tiền cho vay lên tới 50 tỷ Bảng, tương đương hơn 90 tỷ USD, của ngân hàng này.
Như vậy, Bradford & Bingley đã trở thành ngân hàng thứ hai bị Chính phủ Anh quốc hữu hóa trong đợt khủng hoảng tài chính này. Quyết định quốc hữu hóa được đưa ra sau khi các nhà chức trách Anh không thể tìm được một đối tác mua lại toàn bộ Bradford & Bingley.
Trước khi quyết định quốc hữu hóa Bradford & Bingley, Chính phủ Anh cũng đã chi 18 tỷ Bảng (tương đương 33 tỷ USD) để thực hiện việc bán lại bộ phận tiền gửi tiết kiệm của Bradford & Bingley, bao gồm toàn bộ mạng lưới chi nhánh bán lẻ của ngân hàng này, cho ngân hàng Banco Santander của Tây Ban Nha - ngân hàng lớn thứ hai ở châu Âu.
Banco Santander cho biết, ngân hàng này sẽ chi 612 triệu Bảng (1,1 tỷ USD) để mua lại 197 chi nhánh với 20 tỷ Bảng tiền gửi của Bradford & Bingley. Với vụ mua lại này, Banco Santander sẽ chiếm thị phần 10% trên thị trường ngân hàng tiền gửi ở Anh, trở thành ngân hàng lớn thứ ba ở nước này, sau Royal Bank of Scotland và Lloyds TSB.
Bộ Tài chính Anh cho biết, ban lãnh đạo của Bradford & Bingley sẽ tiếp tục quản lý sổ sách cho vay địa ốc của ngân hàng này trong thời gian trước mắt. Còn về dài hạn, các nhà phân tích trong ngành ngân hàng cho rằng, Chính phủ Anh sẽ tiếp quản những khoản nợ xấu của Bradford & Bingley rồi sáp nhập những khoản vay này vào ngân hàng Northern Rock hoặc thuê chính ngân hàng Santander quản lý những khoản vay này.
Động thái nói trên của Chính phủ Anh được giới quan sát đánh giá là một bước tiến lớn trong việc lấy lại sự ổn định cho ngành tài chính Anh nói riêng và châu Âu nói chung trong bối cảnh khủng hoảng tài chính nghiêm trọng ở Phố Wall đã lan qua Đại Tây Dương.
Chỉ vài giờ trước khi quyết định quốc hữu hóa Bradford & Bingley được Chính phủ Anh công bố ngày hôm qua theo giờ địa phương, ngân hàng lớn nhất nước Bỉ là Fortis NV cũng đã được chính phủ ba quốc gia láng giềng là Bỉ, Hà Lan và Luxembourg giải cứu với khoản vốn 11,2 tỷ Euro, tương đương 16,4 tỷ USD.
Ngân hàng cho vay địa ốc lớn nhất nước Đức là Hypo Real Estate Holding AG cũng được Chính phủ nước này hỗ trợ bằng khoản tín dụng nhiều tỷ USD từ các ngân hàng trong nước.
“Chúng tôi sẽ làm việc liên tục để đảm bảo rằng nước Anh có thể vượt qua được sự chao đảo này”, Thủ tướng Anh Gordon Brown phát biểu.
Bradfor & Bingley là ngân hàng thứ ba của Anh lâm nạn trong cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay. Trước đó, ngân hàng Northern Rock đã bị quốc hữu hóa vào tháng 2/2008. Còn vào ngày 18/9 vừa qua, ngân hàng HBOS PLC đã bị tập đoàn Lloyds TSB thâu tóm.
Việc Bradford & Bingley bị quốc hữu hóa bắt nguồn từ việc ngân hàng này chuyên về hoạt động cho vay địa ốc. Giá nhà đất sụt giảm đã khiến số người vay tiền mua nhà ở Anh bị vỡ nợ tăng mạnh. Nguy hiểm hơn, có tới 17% số người vay tiền mua nhà của Bradford & Bingley không có chứng minh tài sản.
Sự chao đảo của thị trường tài chính toàn cầu và giá nhà giảm mạnh đã khiến thị trường cho vay địa ốc ở Anh co lại, còn 143 triệu Bảng (258 triệu USD) trong tháng 8, chỉ bằng 5% so với mức 2,9 tỷ Bảng trong tháng 7.
Chính phủ Anh hiện cũng không loại trừ khả năng phải quốc hữu hóa thêm một số ngân hàng nữa. Bộ Tài chính nước này cho biết, Bradford & Bingley chỉ là một trong số những tổ chức tài chính Anh đã và đang được Cơ quan Dịch vụ tài chính và Chính phủ nước này theo dõi chặt chẽ.
(Theo AP, Reuters, Bloomberg)
Theo đó, các nhà chức trách sẽ tiếp quản lượng tiền cho vay lên tới 50 tỷ Bảng, tương đương hơn 90 tỷ USD, của ngân hàng này.
Như vậy, Bradford & Bingley đã trở thành ngân hàng thứ hai bị Chính phủ Anh quốc hữu hóa trong đợt khủng hoảng tài chính này. Quyết định quốc hữu hóa được đưa ra sau khi các nhà chức trách Anh không thể tìm được một đối tác mua lại toàn bộ Bradford & Bingley.
Trước khi quyết định quốc hữu hóa Bradford & Bingley, Chính phủ Anh cũng đã chi 18 tỷ Bảng (tương đương 33 tỷ USD) để thực hiện việc bán lại bộ phận tiền gửi tiết kiệm của Bradford & Bingley, bao gồm toàn bộ mạng lưới chi nhánh bán lẻ của ngân hàng này, cho ngân hàng Banco Santander của Tây Ban Nha - ngân hàng lớn thứ hai ở châu Âu.
Banco Santander cho biết, ngân hàng này sẽ chi 612 triệu Bảng (1,1 tỷ USD) để mua lại 197 chi nhánh với 20 tỷ Bảng tiền gửi của Bradford & Bingley. Với vụ mua lại này, Banco Santander sẽ chiếm thị phần 10% trên thị trường ngân hàng tiền gửi ở Anh, trở thành ngân hàng lớn thứ ba ở nước này, sau Royal Bank of Scotland và Lloyds TSB.
Bộ Tài chính Anh cho biết, ban lãnh đạo của Bradford & Bingley sẽ tiếp tục quản lý sổ sách cho vay địa ốc của ngân hàng này trong thời gian trước mắt. Còn về dài hạn, các nhà phân tích trong ngành ngân hàng cho rằng, Chính phủ Anh sẽ tiếp quản những khoản nợ xấu của Bradford & Bingley rồi sáp nhập những khoản vay này vào ngân hàng Northern Rock hoặc thuê chính ngân hàng Santander quản lý những khoản vay này.
Động thái nói trên của Chính phủ Anh được giới quan sát đánh giá là một bước tiến lớn trong việc lấy lại sự ổn định cho ngành tài chính Anh nói riêng và châu Âu nói chung trong bối cảnh khủng hoảng tài chính nghiêm trọng ở Phố Wall đã lan qua Đại Tây Dương.
Chỉ vài giờ trước khi quyết định quốc hữu hóa Bradford & Bingley được Chính phủ Anh công bố ngày hôm qua theo giờ địa phương, ngân hàng lớn nhất nước Bỉ là Fortis NV cũng đã được chính phủ ba quốc gia láng giềng là Bỉ, Hà Lan và Luxembourg giải cứu với khoản vốn 11,2 tỷ Euro, tương đương 16,4 tỷ USD.
Ngân hàng cho vay địa ốc lớn nhất nước Đức là Hypo Real Estate Holding AG cũng được Chính phủ nước này hỗ trợ bằng khoản tín dụng nhiều tỷ USD từ các ngân hàng trong nước.
“Chúng tôi sẽ làm việc liên tục để đảm bảo rằng nước Anh có thể vượt qua được sự chao đảo này”, Thủ tướng Anh Gordon Brown phát biểu.
Bradfor & Bingley là ngân hàng thứ ba của Anh lâm nạn trong cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay. Trước đó, ngân hàng Northern Rock đã bị quốc hữu hóa vào tháng 2/2008. Còn vào ngày 18/9 vừa qua, ngân hàng HBOS PLC đã bị tập đoàn Lloyds TSB thâu tóm.
Việc Bradford & Bingley bị quốc hữu hóa bắt nguồn từ việc ngân hàng này chuyên về hoạt động cho vay địa ốc. Giá nhà đất sụt giảm đã khiến số người vay tiền mua nhà ở Anh bị vỡ nợ tăng mạnh. Nguy hiểm hơn, có tới 17% số người vay tiền mua nhà của Bradford & Bingley không có chứng minh tài sản.
Sự chao đảo của thị trường tài chính toàn cầu và giá nhà giảm mạnh đã khiến thị trường cho vay địa ốc ở Anh co lại, còn 143 triệu Bảng (258 triệu USD) trong tháng 8, chỉ bằng 5% so với mức 2,9 tỷ Bảng trong tháng 7.
Chính phủ Anh hiện cũng không loại trừ khả năng phải quốc hữu hóa thêm một số ngân hàng nữa. Bộ Tài chính nước này cho biết, Bradford & Bingley chỉ là một trong số những tổ chức tài chính Anh đã và đang được Cơ quan Dịch vụ tài chính và Chính phủ nước này theo dõi chặt chẽ.
(Theo AP, Reuters, Bloomberg)