Đây được xem là tín hiệu cho sự khởi đầu của một chiến dịch kéo dài 4 tháng có khả năng làm lộ ra những vết rạn nứt trong nội bộ Đảng Bảo thủ cầm quyền.
“Rời khỏi EU sẽ đe dọa an ninh kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta”, hãng tin Bloomberg dẫn ông Cameron phát biểu bên ngoài dinh Thủ tướng ở số 10 phố Downing. “Sự lựa chọn đang nằm trong tay các bạn, nhưng đề xuất của tôi là rõ ràng. Tôi tin là nước Anh sẽ an toàn hơn, mạnh mẽ hơn, và tốt hơn trong một EU được cải tổ”.
Tuyên bố này của người đứng đầu Chính phủ Anh được đưa ra sau cuộc họp nội các đầu tiên được tổ chức vào ngày thứ Bảy ở nước này kể từ năm 1982. Trước đó, một cuộc đàm phán căng thẳng đã diễn ra ở Brussels trong suốt hai ngày thứ Năm và thứ Sáu để hoàn tất một thỏa thuận mà trong đó các nhà lãnh đạo EU điều chỉnh mối quan hệ của London với khối 28 quốc gia thành viên này.
Giờ đây, sự chú ý được chuyển sang quan điểm của các bộ trưởng trong nội các Anh, những người được chính ông Cameron cho phép được mở một chiến dịch chống lại lập trường của Chính phủ về việc nên đi hay nên ở trong EU. Các bộ trưởng được yêu cầu không đưa ra lập trường của mình trước khi kết thúc cuộc họp nội các.
Sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Bảo thủ hiện rõ vào cuối ngày thứ Sáu khi nhiều thành viên của đảng này phát biểu tại một cuộc tuần hành của Grassroots Out, một chiến dịch vận động Anh ra khỏi EU. Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove là một trong những bộ trưởng đứng vào phe muốn ra khỏi EU.
Trong khi đó, một số bộ trưởng gồm Bộ trưởng Bộ Kinh doanh Sajid Javid và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Theresa May đã thể hiện quan điểm sẽ ủng hộ việc Anh ở lại EU. Trước đó, cả hai vị bộ trưởng này đều chần chừ chưa biết đứng về phe nào.
“Vì lý do an ninh, chống tội ác và khủng bố, thương mại với châu Âu, và sự tiếp cận với các thị trường trên thế giới, việc giữ địa vị thành viên EU là vì lợi ích quốc gia”, bà May nói.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế Jeremy Hunt và Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc tế Justine Greening cũng đã ra tuyên bố ủng hộ Anh tiếp tục ở trong EU.
Dòng người nhập cư khổng lồ từ Trung Đông và Bắc Phi đến châu Âu là một trong những lý do chính khiến nhiều người dân Anh muốn nước này rút khỏi EU, vì lo ngại người nhập cư sẽ ảnh hưởng cơ hội việc làm và sự đồng nhất dân tộc Anh.
Tuy nhiên, từ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu, trong những năm gần đây quan hệ giữa Anh và EU ngày càng đi xuống vì Anh có nhiều bất đồng với tiến trình ra chính sách của EU.
Vào năm 2013, ông Cameron đã hứa sẽ trưng cầu dân ý khả năng Anh rời EU trước cuối năm 2017, nhưng cũng nói sẽ thương lượng với EU về những điều khoản có lợi cho Anh.
“Rời khỏi EU sẽ đe dọa an ninh kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta”, hãng tin Bloomberg dẫn ông Cameron phát biểu bên ngoài dinh Thủ tướng ở số 10 phố Downing. “Sự lựa chọn đang nằm trong tay các bạn, nhưng đề xuất của tôi là rõ ràng. Tôi tin là nước Anh sẽ an toàn hơn, mạnh mẽ hơn, và tốt hơn trong một EU được cải tổ”.
Tuyên bố này của người đứng đầu Chính phủ Anh được đưa ra sau cuộc họp nội các đầu tiên được tổ chức vào ngày thứ Bảy ở nước này kể từ năm 1982. Trước đó, một cuộc đàm phán căng thẳng đã diễn ra ở Brussels trong suốt hai ngày thứ Năm và thứ Sáu để hoàn tất một thỏa thuận mà trong đó các nhà lãnh đạo EU điều chỉnh mối quan hệ của London với khối 28 quốc gia thành viên này.
Giờ đây, sự chú ý được chuyển sang quan điểm của các bộ trưởng trong nội các Anh, những người được chính ông Cameron cho phép được mở một chiến dịch chống lại lập trường của Chính phủ về việc nên đi hay nên ở trong EU. Các bộ trưởng được yêu cầu không đưa ra lập trường của mình trước khi kết thúc cuộc họp nội các.
Sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Bảo thủ hiện rõ vào cuối ngày thứ Sáu khi nhiều thành viên của đảng này phát biểu tại một cuộc tuần hành của Grassroots Out, một chiến dịch vận động Anh ra khỏi EU. Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove là một trong những bộ trưởng đứng vào phe muốn ra khỏi EU.
Trong khi đó, một số bộ trưởng gồm Bộ trưởng Bộ Kinh doanh Sajid Javid và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Theresa May đã thể hiện quan điểm sẽ ủng hộ việc Anh ở lại EU. Trước đó, cả hai vị bộ trưởng này đều chần chừ chưa biết đứng về phe nào.
“Vì lý do an ninh, chống tội ác và khủng bố, thương mại với châu Âu, và sự tiếp cận với các thị trường trên thế giới, việc giữ địa vị thành viên EU là vì lợi ích quốc gia”, bà May nói.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế Jeremy Hunt và Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc tế Justine Greening cũng đã ra tuyên bố ủng hộ Anh tiếp tục ở trong EU.
Dòng người nhập cư khổng lồ từ Trung Đông và Bắc Phi đến châu Âu là một trong những lý do chính khiến nhiều người dân Anh muốn nước này rút khỏi EU, vì lo ngại người nhập cư sẽ ảnh hưởng cơ hội việc làm và sự đồng nhất dân tộc Anh.
Tuy nhiên, từ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu, trong những năm gần đây quan hệ giữa Anh và EU ngày càng đi xuống vì Anh có nhiều bất đồng với tiến trình ra chính sách của EU.
Vào năm 2013, ông Cameron đã hứa sẽ trưng cầu dân ý khả năng Anh rời EU trước cuối năm 2017, nhưng cũng nói sẽ thương lượng với EU về những điều khoản có lợi cho Anh.