December 05, 2021 | 13:35 GMT+7

Ông Nguyễn Thành Phong: Kinh tế Việt Nam thiệt hại gần 850.000 tỷ do đại dịch trong 2020-2021

Nguyễn Tuyến -

Ông Nguyễn Thành Phong – Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương cho biết, theo tính toán, năm 2020 thiệt hại khoảng 160.000 tỷ đồng và 2021 dự kiến thiệt hại 346.000 tỷ đồng. Tính cả hai năm, thiệt hại kinh tế là 507.000 tỷ đồng tính theo giá cố định năm 2010) và lên tới 847.000 tỷ (tương đương 37 tỷ USD)...

Ông Nguyễn Thành Phong – Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương  tại tọa đàm - Ảnh: Quochoi.vn
Ông Nguyễn Thành Phong – Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương tại tọa đàm - Ảnh: Quochoi.vn

Tại tọa đàm cấp cao trong khuôn khổ "Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Phục hồi và Phát triển bền vững" sáng 5/12, các đại biểu đã đưa ra nhiều gợi ý chính sách và khuyến nghị cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam.

THIỆT HẠI GẦN 850.000 TỶ ĐỒNG, CẦN CHÚ TRỌNG 4 ĐỘNG LỰC

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Thành Phong – Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương, đã phân tích cụ thể về những thiệt hại kinh tế của Việt Nam do đại dịch Covid-19. Theo ông, giả định không có Covid-19 trong năm 2020-2021, GDP Việt Nam tăng trưởng khoảng 7%. Nhưng trên thực tế, tăng trưởng năm 2020 chỉ là 2,91% và năm 2021 dự kiến tăng trưởng 2,5%.

“Như vậy, theo tính toán năm 2020 thiệt hại khoảng 160.000 tỷ đồng và 2021 dự kiến thiệt hại 346.000 tỷ đồng. Tính cả hai năm, thiệt hại kinh tế là 507.000 tỷ đồng tính theo giá cố định năm 2010) và lên tới 847.000 tỷ (tương đương 37 tỷ USD) theo giá hiện tại”, ông Phong phân tích và nhấn mạnh Việt Nam cần nhanh chóng tìm ra các giải pháp để kịp thời phục hồi nền kinh tế giảm thiểu thiệt hại.

Theo ông Phong, 4 động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện gồm tăng đầu tư trong nước, mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy tiêu dùng nội địa và ứng dụng công nghệ số.

“Trong đó đầu tư là điều kiện cần, xuất khẩu là điều kiện đủ, tiêu dùng nội địa là yếu tố tăng thêm và công nghệ là xu hướng của thời đại”, ông Phong phân tích.

Phân tích kỹ hơn về các động lực này, ông Phong cho biết kinh nghiệm phát triển của Việt Nam thơi gian qua cho thấy xuất khẩu và đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng để “neo giữu” kỳ onvj và niềm tin của nhà đầu tư trong nước. Do đó, nếu xuất khẩu và đầu tư trong nước tăng cao dù nền kinh tế khó khăn, niềm tin của cá nhà đầu tư trong nước và khả năng phục hồi của nền kinh tế sẽ rất nhanh.

Toàn cảnh tọa đàm - Ảnh: Quochoi.vn
Toàn cảnh tọa đàm - Ảnh: Quochoi.vn

Ông Phong dẫn chứng thực trạng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015 khi kinh té vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng, dự trữ ngoại hối thấp và nợ xấu của hệ thống ngân hàng cao; nợ công và thâm hụt ngân sách lớn nhưng tăng trưởng của Việt Nam vẫn nằm trong nhóm cao của ASEAN. Bước sang giai đoạn 2015-2020, tăng trưởng kinh tế Việt Nam nằm trong top đầu ASEAN.

“Khi quan sát lại, có thể thấy, để đạt được tăng trưởng như vậy, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam đạt 17,5% và vốn GDP tăng 2,54%”, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương cho biết, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, ông Phong cũng lưu ý dù thúc đẩy đầu tư tư nhân, đầu tư nhà nước vẫn phải giữ vai trò dẫn dắt, tạo nền tảng thúc đẩy đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.

“Có thể nói trong điều kiện phục hồi kinh tế và bình thường mới, vai trò của đầu tư nhà nước vẫn vai trò tiên phong để thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế cả về cung lẫn về cầu”, ông Phong nêu rõ.

Bên việc giành thể chủ động trong đầu tư công, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương cũng lưu ý phải quan tâm tới việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh, lãi suất ngân hàng cũng cung thiết lập hệ thống cung ứng lao động cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Hiện tại, tiêu dùng nội địa của Việt Nam đang đối mặt khó khăn, xuất khẩu gặp trở ngại do chi phí logistic cao và hệ thống cung ứng lao động chưa được thiết lập, chi phí chữa bệnh cao. Do đó, ông Phong cho rằng để khai thông động lực tiêu dùng và xuất khẩu, cần phải có các gói kích thích kinh tế để kích cầu tiêu dùng và giảm chi phí sản xuát cho doanh nghiệp bằng việc hỗ trợ chi phí phòng chữa bệnh, thuê nhà ở cho người lao động, chi phí trợ cấp công nhân, nghĩa vụ thuế…

KINH TẾ SỐ CÒN NHIỀU DƯ ĐỊA PHÁT TRIỂN

Cũng tham gia ý kiến về động lực tăng trưởng của Việt Nam hậu Covid-19, ông Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng kinh tế số phải là một trong những trọng tâm để phục hồi bền vững. Theo ông, thời điểm này là cơ hội để xem xét lại cả quy trình chuyển đổi số, tiếp tục mục tiêu đặt xuyên suốt là phục hồi tăng trưởng, đồng thời thực hiện các khâu đột phá chiến lược như Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu ra, trong đó tính toán tiếp tục việc tái cấu trúc mô hình tăng trưởng thì kinh tế số là một trong những giải pháp quan trọng.

“Kinh tế số trong giai đoạn hiện nay bình quân trên thế giới chiếm khoảng 15% GDP, còn ở Việt Nam khiêm tốn hơn, chiếm khoảng 10% GDP. Điều này cho thấy rằng, chúng ta còn dư địa rất lớn cho phát triển kinh tế số”, ông Quang cho biết. “Đây cũng là nền tảng tương đồng xuất phát điểm như nhiều quốc gia khác, từ đó có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế số và tăng cường cạnh tranh quốc gia”.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Bùi Nhật Quang - Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Bùi Nhật Quang - Ảnh: Quochoi.vn

Riêng tại Việt Nam, ông Quang cho biết một trong những nội dung quan trọng nhất của kinh tế số là giúp đất nước tái cơ cấu và có ngành nghề mới. Do đó, Việt Nam có thể chọn được một số khâu đột phá để bứt phá lên so với các quốc gia khác có mức độ cạnh tranh tương đương với Việt Nam.

Theo ông, trong bối cảnh Covid-19 phức tạp hiện nay, vấn đề đầu tư và tăng cường về công nghệ thông tin không hẳn là vấn đề khó khăn nhất.

“Vấn đề khó nhất là những đột phá, thay đổi lớn về thể chế. Đây là điểm nhấn cần được quan tâm trong bối cảnh phát triển mới khi đẩy mạnh phát triển kinh tế số. Bởi kinh tế số chưa phải là giải pháp hoàn hảo nếu không có những thay đổi về thể chế, chính sách, những quy định cho phù hợp”, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nêu quan điểm.

Do vậy, đây là cơ hội tốt nhất để chúng ta tập trung vừa phát triển kinh tế số, vừa đẩy mạnh cải cách thể chế. Đây cũng là căn cứ giúp tăng năng lực cạnh trạnh, tao hiệu quả cho các ngành nghề phát triển mới nhằm đạt mục tiêu phục hồi và phát triển bền vững.

LOẠT KIẾN NGHỊ CỦA CHUYÊN GIA QUỐC TẾ

Tại tọa đàm, các đại biểu khác cũng đưa ra nhiều kiến nghị cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Ông Francois Painchaudm Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, để có thể tận dụng các cơ hội phục hồi phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay, cần phải đảm bảo ổn định vĩ mô về cả tài khóa cũng như tiền tệ. Từ kinh nghiệm ứng phó dịch COVID-19, Việt Nam đã rút ra bài học đẩy mạnh đầu tư cho y tế, an sinh xã hội, tiến hành các chương trình hỗ trợ người lao động khu vực phi chính thức.

“Các chương trình này cần được đẩy mạnh nhân rộng, tiến hành kịp thời hơn, quyết liệt hơn và làm cho dễ tiếp cận hơn nữa. Trong tương lai, có thể Việt Nam sẽ còn gặp những thách thức mới, vậy nên cần có cơ chế để ứng phó với những khó khăn này”, ông Painchaudm nêu quan điểm.

Theo ông Painchaudm, Việt Nam có cơ hội lớn để hỗ trợ phục hồi kinh tế, cần đầu tư dài hạn vào chuyển đổi nền kinh tế, cải thiện kỹ năng, nâng cao kết nối, số hóa, xây dựng Chính phủ điện tử để Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn, năng suất hơn. Cùng với đó, đẩy mạnh hiệu quả thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường cải thiện hiệu suất lao động ở cả khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: Quochoi.vn
Ông Francois Painchaud – Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: Quochoi.vn

“Việt Nam đã có nền tảng để cải cách cơ cấu, hiện này là thời điểm phù hợp để triển khai một cách khẩn trương hơn nữa”, đại diện IMF nhấ mạnh.

Còn theo ông Andrew Jeffries, Giám đốc ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, thời gian tới, giải pháp về y tế và sức khỏe là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, ông Jeffries lưu ý cần quản lý nợ công cẩn trọng và chặt chẽ, mở rộng về tài khóa…

“Có nhiều dư địa cho việc thuyết phục vay vốn và phục hồi. Để phục hồi cần có nhiều gói kích cầu và kích thích nền kinh tế trong ngắn hạn, cùng với đó là việc cải cách thuế, chi tiêu ngân sách, huy động nguồn lực. Đồng thời, các ngân hàng tham gia rất nhiều vào cơ sở hạ tầng của khu vực, trong khi đó nhu cầu của Việt Nam rất lớn. Đầu tư công và cơ sở hạ tầng là xương sống của nền kinh tế”, đại điện kiến nghị.

Tham gia trực tuyến tại tọa đàm, bà Carolyn Turkm Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đưa ra 4 khuyến nghị dành cho Việt Nam.

Thứ nhất, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống y tế. Theo bà Turkm, Việt Nam đang làm rất tốt công tác tiêm vaccine cho người dân với tốc độ bao phủ vaccine ấn tượng.

“Việt Nam nên tiếp tục đẩy mạnh việc đặt hàng và phân phối vaccine ngừa Covid-19, đồng thời cũng cần lên kế hoạch phân phối vắc-xin trong tương lai. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, Việt Nam nên cân nhắc khả năng tái xây dựng hệ thống y tế hậu đại dịch”, bà Turkm kiến nghị.

Thứ hai, bà Turkm cho rằng Việt Nam nên cân nhắc việc sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ để tái thiết nền kinh tế, đặc biệt là giảm sự cứng nhắc trong hệ thống phân bổ ngân sách, cho phép nguồn vốn được phân bổ dễ dàng hơn giữa các danh mục chi tiêu. Cùng với đó, phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn về danh mục các khoản đầu tư hiện nay.

Bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tham gia trực tuyến tại tọa đàm - Ảnh: Quochoi.vn
Bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tham gia trực tuyến tại tọa đàm - Ảnh: Quochoi.vn

“Hiện danh mục đầu tư có rất nhiều dự án có tên nhưng chưa có thiết kế chi tiết, chưa có nghiên cứu khả thi để triển khai. Tôi tin rằng, quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng một danh mục đầu tư tốt là yếu tố then chốt để quá trình đầu tư vào các hoạt động phục hồi kinh tế diễn ra nhanh chóng”, đại diện WB nhấn mạnh

Thứ ba, Việt Nam nên cân nhắc đến tính hiệu quả không chỉ trong các doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mà còn phải để tâm đến việc nâng cao tính hiệu quả của hoạt động chính phủ. Một cách để đạt được mục tiêu này là cân nhắc việc áp dụng các cơ chế số hóa mới để đạt được hiệu quả cao hơn.

Về phía chính phủ, theo bà Turkm, Việt Nam đã đạt được những bước tiến tích cực như quá trình phê duyệt đã được số hóa, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để thực sự đạt được mục tiêu hợp lý và hiệu quả nhất. Cùng lúc đó, chính phủ cũng cần tính tới việc đầu tư cho các doanh nghiệp, để giúp họ ứng dụng được những công nghệ số mới, nhằm giúp cho Việt Nam giữ được vị thế tiên phong trong mặt trận đổi mới và công nghệ, bởi khu vực tư nhân sẽ là động lực cho quá trình phục hồi và phát triển của Việt Nam.

Thứ tư, Việt Nam nên cân nhắc tới tiêu dùng cá nhân, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, cho người dân.

“Các gói hỗ trợ kinh tế tại Việt Nam cho các doanh nghiệp, cá nhân, các hộ gia đình so với khu vực cho tới thời điểm này vẫn còn thấp, cho nên chúng ta có thể cân nhắc việc gia tăng hỗ trợ và chúng tôi tin rằng vẫn còn dư địa tài khóa để làm việc này”, bà Turkm phát biểu, đồng thời nhấn mạnh cần có quy trình triển khai mạnh mẽ và mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate