June 12, 2016 | 11:42 GMT+7

Ôtô nhập khẩu tiếp tục vượt lên

Đức Thọ

Chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ tăng trưởng giữa ôtô lắp ráp trong nước với ôtô nhập khẩu nguyên chiếc tiếp tục được duy trì

Sự chênh lệch về tỷ lệ tăng trưởng giữa 2 nhóm sản phẩm này cũng đã mở rất rộng vào tháng trước trước.
Sự chênh lệch về tỷ lệ tăng trưởng giữa 2 nhóm sản phẩm này cũng đã mở rất rộng vào tháng trước trước.
Chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ tăng trưởng giữa ôtô lắp ráp trong nước với ôtô nhập khẩu nguyên chiếc tiếp tục được duy trì.

Báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng dung lượng thị trường trong tháng 5/2016 đạt 26.028 chiếc, tăng 1% so với tháng liền trước và tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, sản lượng bán hàng các loại xe du lịch đạt 14.039 chiếc - tăng 2,2% so với tháng 4/2016, sản lượng bán hàng xe thương mại đạt 10.312 chiếc - tăng 6,7%, sản lượng xe chuyên dụng đạt 1.677 chiếc - giảm 27%.

Đáng chú ý là đà tăng trưởng mạnh của các loại ôtô nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) so với các loại ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD) tiếp tục thể hiện khá rõ.

Tháng 5/2016, tổng sản lượng bán hàng ôtô CKD đạt 19.117 chiếc, giảm 2% so với tháng liền kề phía trước. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu xe CBU đạt 6.911 chiếc, tăng 11%.

Sự chênh lệch về tỷ lệ tăng trưởng giữa hai nhóm sản phẩm này cũng đã mở rất rộng vào tháng trước trước. Cụ thể, sản lượng bán hàng xe CKD trong tháng 4 đạt 19.500 chiếc, bất ngờ sụt giảm 2,5% sau quãng thời gian quý 1 tăng trưởng.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU lại tăng trưởng đến 29%, đạt 6.225 chiếc.

Điểm khác biệt dễ nhận thấy là trong suốt cả năm 2015, tỷ lệ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU luôn cao hơn đáng kể so với sản lượng bán hàng ôtô CKD. Điều này, một phần quan trọng, xuất phát từ xu hướng tiêu dùng trên thị trường đối với các loại xe CBU do lộ trình giảm thuế nhập khẩu từ các nước thuộc khối ASEAN.

Lộ trình giảm thuế nhập khẩu cũng tác động mạnh mẽ lên kế hoạch kinh doanh dài hạn của các hãng xe đang có mặt tại Việt Nam. Theo phân tích, với lộ trình cắt giảm thuế nhanh, đặc biệt là thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN sẽ về 0% vào năm 2018, trong khi tỷ lệ nội địa hóa xe CKD không đáng kể và dung lượng thị trường nhỏ khiến giá thành xe CKD tại Việt Nam cao, các hãng xe đã và đang nhanh chóng gia tăng tỷ lệ xe CBU trong danh mục sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, ngay khi bước sang năm mới, các loại xe CBU bắt đầu chững lại, qua đó giúp sản lượng bán hàng xe CKD có cơ hội vượt lên. Cú “hãm phanh” của xe CBU giai đoạn 3 tháng đầu năm 2016 xuất phát từ cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới.

Chi tiết hơn, từ ngày 1/1/2016, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng trên xe CBU sẽ được tính trên giá bán buôn của nhà nhập khẩu chứ không còn tính trên giá CIF cộng thuế nhập khẩu như trước. Điều chỉnh này đã đẩy giá bán lẻ ôtô CBU lên khoảng 3% so với trước.

Tỷ lệ tăng giá này không thực sự đáng kể và nhiều hãng xe vẫn hoàn toàn có thể “bỏ qua” để duy trì sức mua trên thị trường. Dù vậy, nó vẫn khiến thị trường biến động theo hướng tiêu cực, ít nhất là với giới kinh doanh ôtô CBU và người tiêu dùng.

Đến tháng 4, kim ngạch nhập khẩu xe CBU lại vượt lên. Cú tăng tốc của kim ngạch nhập khẩu ôtô 2 tháng vừa qua và gần như chắc chắn sẽ kéo đến hết tháng 6 xuất phát từ hiện tượng các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng tranh thủ “chạy” thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo luật thuế mới, kể từ ngày 1/7/2016, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô CBU chở người dưới 10 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh động cơ từ trên 2.500 cm3 sẽ tăng so với hiện hành, đáng chú ý là nhiều loại xe sẽ có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đến 130% hay thậm chí 150%.

Cuộc chạy đua né thuế và né giá đã bắt đầu và sẽ tiếp tục kéo dài đến hết tháng 6/2016, tức trước thời điểm các mức thuế suất mới có hiệu lực. Vì vậy, tỷ lệ tăng trưởng của xe CBU sẽ vẫn cao hơn sản lượng bán hàng xe CKD cho đến hến quý 2 năm nay trước khi tụt lại từ tháng 7.

Một chi tiết cần chú ý nữa liên quan đến luật thuế mới là các loại xe CBU có dung tích xi-lanh từ 1.500 cm3 trở xuống giảm nhẹ thuế suất xuống còn 40% từ ngày 1/7 và thuế suất của xe có dung tích xi-lanh từ trên 1.500 cm3 đến 2.500 cm3 giữ nguyên so với hiện hành.

Tuy nhiên, do cách tính giá tính thuế mới đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 nên trên thực tế, giá bán lẻ của nhóm xe này không giảm. Sự “bất động” về giá của nhóm xe này trong thời gian vừa qua chủ đến từ nhu cầu giữ nguyên doanh số của các nhà phân phối.

Trở lại với các con số. Cũng theo VAMA, tổng dung lượng thị trường ôtô Việt Nam cộng dồn 5 tháng năm 2016 đạt 111.442 chiếc, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng xe du lịch đạt 61.568 chiếc, tăng 22%; sản lượng xe thương mại đạt 41.980 chiếc, tăng 42%; sản lượng xe chuyên dụng đạt 7.894 chiếc, tăng 59%.

Xét về xuất xứ, tổng sản lượng bán hàng xe CKD giai đoạn 5 tháng đầu năm đạt 85.238 chiếc, tăng 37% so với cùng kỳ 2015. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu xe CBU đạt 26.204 chiếc, tăng 16%.

Sản lượng bán hàng ôtô của VAMA các tháng gần đây
Phân khúcTháng 5/2016Tháng 4/2016
Xe du lịch11.802
12.032
Xe thương mại9.344
8.838
Xe chuyên dụng1.407
2.109
Tổng22.553
22.979
So sánh tháng5/2016 5/20154/2016 5/2016 so 5/20155/2016 so 4/2016
Xe du lịch11.8028.50312.03239%
-2%
Xe thương mại9.3447.370
8.83827%
6%
Xe chuyên dụng1.4071.073
2.10931%
-33%
Tổng22.55316.946
22.97933%
-2%

 

So sánh năm 2016 2015 Tăng/ giảm
Xe du lịch56.158
42.238
33%
Xe thương mại38.807
27.796
40%
Xe chuyên dụng6.835
4.391
56%
Tổng101.800
74.425
37%

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate