March 09, 2024 | 08:09 GMT+7

Phân bón Cà Mau hành trình 13 năm: Dấu ấn của sứ mệnh, nỗ lực và thành tựu

Tuấn Sơn -

Ngày 9/3/2024, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) kỷ niệm 13 năm thành lập…

Vượt qua thách thức và đón cơ hội, Phân bón Cà Mau không ngừng phát triển nhờ nỗ lực toàn diện các mặt: quản trị, chiến lược, sản xuất, kinh doanh, đầu tư, văn hóa doanh nghiệp và con người. Hành trình 13 năm Phân bón Cà Mau tự hào với dấu ấn về sứ mệnh, nỗ lực và thành tựu.

SỨC BẬT CỦA MỘT THƯƠNG HIỆU LỚN

Cuối năm vừa qua, Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức cán mốc 10 triệu tấn sản lượng Urea, đánh dấu mốc son tự hào trong công tác sáng tạo, đổi mới nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ của đội ngũ PVCFC. Tính riêng năm 2023, dù thị trường có nhiều biến động khó lường, Công ty luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội với mức tiêu thụ ấn tượng đạt 1,267 triệu tấn phân bón các loại, cao nhất từ trước tới nay. Đến đầu năm 2024, Công ty chính thức xâm nhập sản phẩm vào hai thị trường phân bón khó tính của thế giới là Úc và New Zealand.

Tính từ thành lập đến nay, Công ty đạt tổng doanh thu trên 96.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 13.800 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước gần 1.900 tỷ đồng. Không chỉ nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh hiệu quả, Phân Bón Cà Mau còn sở hữu quy mô nhà máy/phân xưởng hiện đại, vận hành công nghệ tiên tiến bậc nhất châu Âu; nguồn lực lao động tăng trưởng nhanh mạnh về lượng và chất với hơn 1.100 CBCNV. Trong đó hơn 400 kỹ sư tay nghề cao, phát kiến sáng tạo, làm chủ hệ thống, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, an toàn liên tục, nhà máy vận hành ổn định từ 110 - 115% công suất.

Hành trình 13 năm hình thành và phát triển, Phân Bón Cà Mau đã và đang chứng minh sứ mệnh lớn lao của doanh nghiệp là “Người nuôi dưỡng” với nông nghiệp Việt Nam, vững mạnh vươn ra thế giới. Từ nền tảng sản phẩm cốt lõi là ure, đến bộ "Hạt ngọc mùa vàng" hàng chục dòng sản phẩm phân bón chất lượng cao, công nghệ tân tiến và tiếp đó là các sản phẩm hữu cơ, vi sinh hợp thời. Nhà máy NPK Cà Mau công suất 300.000 tấn/năm ra đời đúng thời điểm, tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu phân bón cao cấp, xâm nhập và phát triển thành công thị trường chiến lược này.

Sản phẩm của Phân bón Cà Mau hiện đang có mặt trên 20 quốc gia.
Sản phẩm của Phân bón Cà Mau hiện đang có mặt trên 20 quốc gia.

PBCM vững chữ tín - trọn niềm tin với đối tác, khách hàng. Với hơn 2.000 đại lý phân phối trong và ngoài nước đồng hành sâu sắc, là cánh tay nối dài đưa Phân bón Cà Mau đi muôn nơi; luôn sẵn sàng phục vụ cho bà con nông dân để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, cải thiện thu nhập đáng kể và thực hiện mục tiêu nông nghiệp xanh một cách hiệu quả, bền bỉ.

KIẾN TẠO GIÁ TRỊ BỀN VỮNG HƠN, THỊNH VƯỢNG HƠN

“Kiến tạo giá trị bền vững hơn, thịnh vượng hơn” chính là phương châm hành động trong năm 2024 và suốt quá trình phát triển của Phân bón Cà Mau. Với định hướng đóng góp phát triển nền nông nghiệp xanh bền vững, PBCM xác lập 3 mũi chiến lược chính cần tập trung trong năm 2024 là: Đầu tư, phát triển bền vững và chuyển đổi số. PVCFC nhận định đa dạng sản phẩm – nguyên nhiên liệu, kết nối đầu tư và mở rộng thị trường là con đường phát triển bền chắc trong tình hình kinh doanh mới.

Thời gian qua, PVCFC đã và đang tiến hành đầu tư nhất định cho hoạt động chuyển đổi số với trên cơ sở triển khai và áp dụng các dự án lớn như: Hệ thống quản trị ERP, Big Data, DMS, CMS… với nhiều cấp độ khác nhau nhằm khai thác hiệu quả thông tin, dữ liệu từ thị trường, nhà phân phối, nông dân và bước đầu đã lại những hiệu quả nhất định trong nội bộ đơn vị. Tiếp tục đầu tư và nâng cấp dự án về “Người nhân tạo” và các dự án mới nhằm cải thiện hơn nữa kênh giao tiếp, phản hồi với nông dân và nhà phân phối dựa trên nền tảng trực tuyến giúp người dùng gửi phản hồi, đặt câu hỏi cho hệ thống, qua đó cũng ghi nhận và phản hồi nhanh chóng cho các đối tượng.

Thương vụ mua lại (M&A) nhà máy Phân bón Hàn Việt (KVF) và Hợp tác phân phối sản phẩm với nhiều đối tác lớn như Tập đoàn Vân Thiên Hóa,… đang mở ra cơ hội mới, nâng sức cạnh tranh của PBCM trên thị trường nội địa lẫn quốc tế.

PVCFC xác định rằng, nền tảng để chinh phục khát vọng chính là yếu tố con người. Vì thế, lực lượng lao động vẫn luôn được đảm bảo đầy đủ quyền lợi, chính sách theo luật và cộng thêm. Không chỉ “Doanh nghiệp vì người lao động”, PVCFC còn tiên phong thực hiện tốt Bình đẳng giới theo công cụ GEARS, bên cạnh phát huy bản sắc văn hóa phong phú lâu nay như: 7Habits, 5S, Bộ quy tắc ứng xử kinh doanh…

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÙNG CỘNG ĐỒNG

Tinh thần “Người đầu khí”, sức trẻ Phân bón Cà Mau nhịp chảy trong mỗi ngày sống và làm việc, hăng hái phong trào văn - thể - mỹ, thi đua phát kiến, rèn luyện và cống hiến hết mình vì cộng đồng nhân văn, nghĩa tình.

Học bổng Hạt ngọc Mùa vàng tiếp sức cùng các em đến trường, nâng cao tri thức..
Học bổng Hạt ngọc Mùa vàng tiếp sức cùng các em đến trường, nâng cao tri thức..

Trong suốt 13 năm qua, Phân Bón Cà Mau đã và đang thực hiện các công trình dành cho giáo dục, y tế và hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn với con số tài trợ ước tính đến nay đã hơn 500 tỷ đồng, hiện hoàn thành gần 2.000 căn nhà Đại đoàn kết, 65 công trình trường học, 15 trạm y tế, hàng trăm nhịp cầu và công trình giao thông lớn nhỏ thuộc vùng sâu vùng xa và hàng chục nghìn suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó. Mỗi công trình hoàn thành lại trở thành động lực cho tập thể người lao động Phân bón Cà Mau nỗ lực hơn trong việc thực hiện sứ mệnh “Người nuôi dưỡng” của Phân bón Cà Mau với ngành nông nghiệp Việt và sự nghiệp ‘trồng người’.

Bước chuyển mình tuổi mới cho tập thể niềm tin lẫn trọng trách trên vai. PBCM tri ân sự hỗ trợ từ Tập đoàn, ban ngành các cấp, sự tín nhiệm đồng hành của cổ đông, khách hàng, của bà con nông dân. Công ty tin rằng với tâm thế vững vàng, bản lĩnh cứng cỏi, Ban lãnh đạo sẽ cùng đội ngũ nối tiếp hành trình phụng sự rạng rỡ cho nông nghiệp nước nhà của PBCM trong tương lai.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate