Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (mã VPB-HOSE) thông báo giao dịch của cổ đông nội ngân hàng.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Nhung - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc thường trực VPB đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu VPB để đầu tư cá nhân. Thời gian giao dịch từ ngày 1/8 đến ngày 29/8 theo phương thức khớp lệnh.
Nếu mua thành công, bà Nhung sẽ nâng số lượng cổ phiếu VPB nắm giữ từ 1,065 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,013%) lên 6,065 triệu cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ 0,076%.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch phiên 26/7, cổ phiếu VPB đóng cửa ở mốc 18.400 đồng/cổ phiếu. Ước tính với mức giá này, bà Nhung phải chi khoảng 92 tỷ đồng để sở hữu số cổ phiếu trên.
Mới đây VPBank đã công bố thông tin danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng. Theo đó, tính đến ngày 19/7, có tổng cộng 13 cổ đông cá nhân và 4 cổ đông tổ chức sở hữu tổng cộng gần 5,1 tỷ cổ phiếu, tương đương 64,2% vốn điều lệ của VPBank.
Được biết vào ngày 31/5, VPBank đã thực hiện chi trả cổ tức tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhân được 1.000 đồng). Với 7.933.923.601 cổ phiếu đang lưu hành, số tiền mà VPBank đã chi là 7.934 tỷ đồng để chia cổ tức.
Trước đó, VCSC đã có duy trì khuyến nghị "mua" đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) và tăng giá mục tiêu thêm 2,1% lên 24.500 đồng/cổ phiếu do tác động tích cực của việc VCSC cập nhật giá mục tiêu sang giữa năm 2025 sẽ bù đắp cho mức giảm 7% trong dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số của VCSC trong giai đoạn 2024-2028 (tương ứng thay đổi +2%/-9%/-11%/-8%/-7% trong các năm 2024/25/26/27/28) chủ yếu do VCSC giảm dự báo NIM và mức tăng trưởng thu nhập ngoài lãi (NOII).
Bên cạnh đó, VCSC tăng 1,6% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2024 lên 13,3 nghìn tỷ đồng (+32,7% YoY), chủ yếu do VCSC giảm 6,7% dự báo chi phí dự phòng và giảm 3,7% dự báo chi phí HĐKD (OPEX) bù đắp cho dự báo NOII giảm 13,8%.
Ngoài ra, VCSC cho rằng các yếu tố sau sẽ đóng góp vào dự báo mức tăng trưởng mạnh trong lợi nhuận trung hạn gồm tăng trưởng doanh thu phục hồi và đóng góp từ FEC dần cải thiện.