Sáng 15/11, Quốc hội khóa XII đã bế mạc kỳ họp thứ tư, sau 26 ngày làm việc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá, Quốc hội đã làm việc với tinh thần đổi mới và chất lượng cao, hoàn thành công tác xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Giảm báo cáo, tăng đối thoại
Nhờ có những cải tiến một số khâu trong công tác tổ chức, điều hành linh hoạt nhưng kiên quyết, nên đã giảm thời gian nhưng vẫn đảm bảo số lượng và nâng cao chất lượng nội dung tại kỳ họp này, Chủ tịch Quốc hội đánh giá.
Đặc biệt, phần chất vấn và trả lời chất vấn đã có bước cải tiến theo hướng chỉ tập trung vào một số nhóm vấn đề nổi cộm. Không đọc văn bản giải trình, tăng đối thoại, tranh luận. Nhiều vị bộ trưởng đã thẳng thắn thừa nhận yếu kém của ngành và thây rõ trách nhiệm cá nhân. Quốc hội yêu cầu các vị đã trả lời chất vấn cần có biện pháp cụ thể để khắc phục thiếu sót, khuyết điểm và những điều đã hứa để có kết quả thực sự báo cáo với Quốc hội và cử tri tại các kỳ họp sau.
Đặc biệt, lần đầu tiên Quốc hội đã ra nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp.
Thực hiên công tác lập pháp, Quốc hội đã thông qua 8 dự án luật: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Luật Cán bộ công chức; Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi); Luật Thi hành án dân sự: Luật Bảo hiểm y tế, Luật Công nghệ cao; Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Đa dạng sinh học. Sáu dự án luật khác đã được Quốc hội cho ý kiến để xem xét, thông qua tại kỳ họp sau.
Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn Nhà nước ở các bộ ngành, địa phương từ năm 2005 đến 2007”.
Giám sát tối cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và tập đoàn, tổng công ty
Trước khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc, Quốc hội đã biểu quyết thông qua một số nghị quyết quan trọng với đa số phiếu tán thành.
Năm 2009, Quốc hội thống nhất sẽ giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách pháp luật đối với quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm tại kỳ họp thứ năm. Kỳ họp thứ sáu sẽ giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách pháp luật đối với quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Đây là những vấn đề bức xúc, được cử tri, đại biểu Quốc hội và dư luận quan tâm. Nhiều câu hỏi xung quanh các nội dung này đã được các vị đại biểu Quốc hội đặt ra tại kỳ họp này, xong câu trả lời còn bỏ ngỏ hoặc chưa rõ ràng.
Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 đã được Quốc hội thông qua đã nêu rõ: trong hai kỳ họp thứ năm và thứ sáu, Quốc hội sẽ thông qua 24 dự án luật, cho ý kiến về 20 dự án luật khác. Quốc hội cũng quyết định sẽ bổ sung 12 dự án luật và pháp lệnh vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011):
Theo nghị quyết về việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, từ ngày 25/4/2009 sẽ thực hiện thí điểm việc này tại những địa phương cụ thể do Chính phủ trình ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Sau thí điểm sẽ tiến hành nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và xem xét chủ trương, nếu phù hợp, hiệu quả sẽ đề xuất sửa đổi, bổ sung hiến pháp để triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, việc thí điểm người dân bầu trực tiếp chủ tịch xã đã được hoãn lại ở phút cuối.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.
VnEconomy is not responsible for the translation.
Google translate